Luận Văn Quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính của nước ta, thị trường ngân hàng cũng đã có nhiều khởi sắc, đánh dấu bước phát triển mới cả về chất lẫn về lượng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc thù của một lĩnh vực kinh doanh đầy nhạy cảm, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả trực tiếp và gián tiếp, rủi ro ngân hàng lớn là yếu tố không thể tránh khỏi và có khả năng trở thành nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của các ngân hàng nói riêng, thị trường tài chính và nền kinh tế nói chung.
    Trong các hoạt động của ngân hàng, có thể nói hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng vào bậc nhất, mang lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Thông qua hoạt động cho vay của mình, các ngân hàng đã góp phần cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, giúp hệ tuần hoàn của nền kinh tế hoạt động một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả Mặc dù vậy, cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng mang trong mình rủi ro rất lớn bởi các quy luật kinh tế đã chứng minh rằng, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Rủi ro tín dụng không chỉ khiến các ngân hàng phải gia tăng chi phí, chậm thu lãi, thậm chí là thất thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính, làm tổn hại đến uy tín và vị thế, thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chính họ, mà nó còn tác động ảnh hưởng lớn đến cả hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, đây lại là rủi ro tất yếu trong hoạt động tín dụng, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro tín dụng xảy ra.
    Thực tiễn hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua cũng cho thấy rủi ro tín dụng của toàn hệ thống chưa thực sự được kiểm soát một cách hiệu quả và đang có xu hướng ngày một gia tăng. Đặc biệt, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng càng trở thành yêu cầu cấp bách khi nền kinh tế thế giới hiện vẫn đang ra sức chống đỡ nhằm giảm thiểu sự tàn phá và thoát khỏi cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu mà nguyên nhân sâu xa của nó bắt nguồn từ sự sụp đổ tài chính phố Wall với chính sách tín dụng dưới chuẩn, hay còn gọi là tín dụng thế chấp bất động sản rủi ro cao. Chính vì vậy, rủi ro tín dụng càng cần thiết phải có được quan tâm quản lý, kiểm soát một cách bài bản và có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh, góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế cạnh tranh của ngân hàng và đặc biệt là đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định tính hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
    Đó là lý do tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”.
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
    1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
    1.1.1 Khái niệm và phân loại 4
    1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng. 4
    1.1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng. 4
    1.1.2 Vai trò hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại 5
    1.1.2.1 Thúc đẩy tích tụ và cung cấp vốn cho nền kinh tế. 5
    1.1.2.2 Đẩy mạnh quá trình tái sản xuất, mở rộng đầu tư - phát triển. 6
    1.1.2.3 Tổ chức điều hòa, lưu thông tiền tệ, chuyển dịch kinh tế, phát triển cân đối các ngành trong nền kinh tế quốc dân. 6
    1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
    1.2.1 Rủi ro tín dụng. 6
    1.2.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng. 6
    1.2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng. 7
    1.2.1.3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng. 8
    1.2.2 Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. 8
    1.2.2.1 Nhóm nguyên nhân đến từ bản thân ngân hàng. 8
    1.2.2.2 Nhóm nguyên nhân đến từ phía khách hàng của ngân hàng. 9
    1.2.2.3 Những nguyên nhân khách quan. 10
    1.2.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng ngân hàng. 11
    1.2.3.1 Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng. 11
    1.2.3.2 Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với khách hàng. 11
    1.2.3.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế. 12
    1.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng. 12
    1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM 14
    1.3.1 Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng. 14
    1.3.2 Nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro tín dụng. 16
    1.3.3 Quan điểm hiện đại về quản trị RRTD 16
    1.3.4 Những kỹ thuật dự báo và đo lường rủi ro sử dụng trong quản trị rủi ro tín dụng. 18
    1.3.4.1 Chấm điểm tín dụng. 18
    1.3.4.2 Mô hình cho điểm để lượng hóa rủi ro tín dụng. 19
    1.3.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của NHTM . 23
    1.4 KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 25
    1.4.1 Nợ dưới chuẩn – Hậu quả của sản phẩm tài chính hiện đại nhưng nhiều rủi ro. 25
    1.4.2 Hậu quả của khủng hoảng đối với nền kinh tế Mỹ và toàn cầu. 26
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 30
    2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 30
    2.1.1 Môi trường kinh tế. 30
    2.1.1.1 Kinh tế vĩ mô. 30
    2.1.1.3 Quy định của pháp luật được bổ sung và hoàn thiện. 33
    2.1.2 Các kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng. 35
    2.2 CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 38
    2.2.1 Về phía Ngân hàng nhà nước. 38
    2.2.1.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý và quy chế đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng 38
    2.2.1.2 Công tác giám sát, kiểm soát ngày càng được đổi mới và hoàn thiện. 38
    2.2.1.3 Hoạt động của trung tâm TTTD CIC (Credit Information Center) ngày càng hiệu quả. 40
    2.2.1.4 Điều hành linh hoạt giúp các NHTM Việt Nam vượt qua khủng hoảng. 41
    2.2.2 Về phía các ngân hàng thương mại 41
    2.2.2.1 Đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) và tỷ lệ nợ xấu. 42
    2.2.2.2 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. 48
    2.2.2.3 Phân tách chức năng của các bộ phận trong quy trình phê duyệt cấp tín dụng. 55
    2.2.2.4 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại 56
    2.2.2.5 Ứng dụng hệ thống phần mềm ngân hàng lõi Core – banking trong hoạt động ngân hàng và quản trị rủi ro. 64
    2.3 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 65
    2.3.1 Về phía ngân hàng nhà nước và cơ quan có thẩm quyền: 65
    2.3.1.1 Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:. 65
    2.3.1.2 Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa đạt hiệu quả cao của NHNN:. 66
    2.3.2 Về phía các ngân hàng thương mại 68
    2.3.2.1 Bất cập trong áp dụng nguyên tắc quản trị rủi ro. 68
    2.3.2.2. Chiến lược rủi ro tín dụng chưa rõ ràng. 78
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 79
    3.1 NHỮNG YÊU CẦU TRONG VIỆC ĐƯA RA GIẢI PHÁP 79
    3.1.2 Khắc phục được những khiếm khuyết đã phân tích trong chương II 79
    3.1.3 Phù hợp với điều kiện và trình độ của các NHTM Việt Nam 80
    3.2.1 Tăng cường, phát triển hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững, lành mạnh cho toàn ngành ngân hàng Việt Nam. 81
    3.2.2 Tăng cường năng lực hoạt động của trung tâm TTTD (CIC) trực thuộc NHNN 82
    3.2.3 Hướng tới thành lập trung tâm TTTD tư nhân trong thời gian tới 84
    3.2.4 Hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam 85
    3.2.6 Ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo kịp thời để các NHTM hoàn thiện hệ thống XHTDNB đồng bộ tiến hành phân loại nợ theo phương pháp định tính. 89
    3.2.7 Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi. 89
    3.2.8 Thực hiện minh bạch và công khai thông tin: 91
    3.2.9 Tăng cường đào tạo, tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản, quy định về tổ chức, quản trị, điều hành và các quy định về an toàn trong hoạt động của TCTD 91
    3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI BẢN THÂN CÁC NHTM . 91
    3.3.2 Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, bổ sung, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi – Core banking, phục vụ công tác quản trị rủi ro. 93
    3.3.3 Tiếp tục đầu tư hoàn thiện quá trình tái cấu trúc hoạt động ngân hàng và quá trình xây dựng bộ máy quản trị rủi ro hiện đại 93
    3.3.4 Tích cực xử lý nợ xấu. 96
    3.3.5 Tập trung xử lý những rủi ro tiềm ẩn của tín dụng bất động sản. 99
    3.3.6 Tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ, nhân viên nghiệp vụ để áp dụng triệt để các thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro. 101
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...