Luận Văn Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn công thương chi nhánh Đồng Nai

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu năm 2012
    Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn công thương chi nhánh Đồng Nai




    MỤC LỤC
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục từ viết tắt
    Danh mục bảng biểu
    Danh mục sơ đồ và biểu đồ
    Chương 1
    TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trang 1
    1.1 Lý do chọn đề tài 1
    1.2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài 2
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu . 3
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
    1.6 Tính mới của đề tài . 4
    1.7 Kết cấu của đề tài . 4
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 5
    Chương 2:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHTM 6
    2.1 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 6
    2.1.1 Tổng quan về rủi ro . 6
    2.1.1.1 Định nghĩa . 6
    2.1.1.2 Phân loại 6
    2.1.2 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng . 7
    2.1.2.1 Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng . 7
    2.1.2.2 Đặc điểm của rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 7
    2.1.2.3 Phân loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 7
    2.1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng . 8
    2.1.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 9
    2.1.4 Tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và nền kinh tế 11
    2.2 QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHTM . 12
    2.2.1 Các vấn đề về rủi ro thanh khoản . 12
    2.2.1.1 Các khái niệm cơ bản về thanh khoản 12
    2.2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản 12
    2.2.1.3 Dự trữ thanh khoản . 13
    2.2.1.4 Cung-Cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng . 13
    2.2.2 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản . 15
    2.2.2.1 Duy trì tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh
    doanh 15
    2.2.2.2 Đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả 15
    2.2.2.3 Sử dụng các phương pháp dự báo thanh khoản 16
    2.2.3 Chiến lược quản trị thanh khoản 19
    2.2.3.1 Định hướng chung về quản trị thanh khoản 19
    2.2.3.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản 20
    2.2.4 Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá thanh khoản theo các dấu hiệu từ thị
    trường . 22
    2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM
    23
    2.3.1 Lạm phát 23
    2.3.2 Lãi suất 24
    2.3.3 Chu kỳ kinh doanh . 24
    2.3.4 Năng lực quản trị . 25
    2.3.5 Tâm lý khách hàng 25
    2.4 MÔ HÌNH HỒI QUY MẪU 25
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 27
    Chương 3
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 28
    3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 28
    3.1.1 Phương pháp nghiên cứu . 28
    3.1.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính . 28
    3.1.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 28
    3.1.2 Quy trình nghiên cứu . 31
    3.2 CƠ SỞ DỮ LIỆU . 32
    3.2.1 Dữ liệu thứ cấp 32
    3.2.2 Dữ liệu sơ cấp 32
    3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 33
    3.4 PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH . 34
    3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả . 34
    3.4.2 Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 34
    3.4.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA 34
    3.4.4 Phân tích hồi quy . 35
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 36
    Chương 4
    THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI
    RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG
    CHI NHÁNH ĐỒNG NAI . 37
    4.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI
    NHÁNH ĐỒNG NAI . 37
    4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 37
    4.1.2 Mô hình tổ chức . 38
    4.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh trong hai năm 2010 và 2011 39
    4.1.3.1 Tình hình huy động vốn 39
    4.1.3.2 Tình hình cho vay . 41
    4.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 43
    4.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI MỘT SỐ NHTM
    VIỆT NAM NĂM 2009-2010 44
    4.2.1 Tình hình thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2009-2010 44
    4.2.1.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR . 44
    4.2.1.2 Tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn huy động (H1) 45
    4.2.1.3 Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có (H2) 47
    4.2.1.4 Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3) . 48
    4.2.1.5 Chỉ số năng lực sử dụng vốn sinh lời (H4) . 49
    4.2.1.6 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5 . 50
    4.2.1.7 Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6) . 51
    4.2.2. Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản tại một số NHTM Việt Nam . 52
    4.2.2.1 Ngân hàng TMCP Á Châu 52
    4.2.2.2 Ngân hàng TMCP Phương Đông 52
    4.2.3 Đánh giá chung về quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam 53
    4.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG
    TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỒNG NAI . 54
    4.3.1 Đo lường khả năng thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công
    Thương chi nhánh Đồng Nai 54
    4.3.1.1 Phân tích các chỉ số thanh khoản 54
    4.3.1.2 Phân tích trạng thái thanh khoản ròng 62
    4.3.2 Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công
    Thương chi nhánh Đồng Nai 64
    4.3.3 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài
    Gòn Công Thương chi nhánh Đồng Nai 65
    4.3.3.1 Những thuận lợi 65
    4.3.3.2 Những khó khăn 66
    4.4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT . 67
    4.4.1 Thống kê về mẫu khảo sát (Phương pháp thống kê mô tả) . 67
    4.4.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha . 69
    4.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 70
    4.4.4 Phân tích tương quan . 71
    4.4.5 Phân tích hồi quy . 72
    4.4.5.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 72
    4.4.5.2 Giải thích mô hình . 73
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 . 75
    Chương 5
    GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG
    TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 76
    5.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG
    THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2015 76
    5.1.1 Chiến lược phát triển tổng thể của Saigonbank Đồng Nai 76
    5.1.2 Kế hoạch phát triển đến năm 2015 76
    5.2 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
    SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỒNG NAI . 78
    5.2.1 Áp dụng chiến lược quản trị cân đối thanh khoản tài sản “Có” – tài sản
    “Nợ” . 78
    5.2.2 Thiết lập bộ phận quản trị rủi ro trong ngân hàng . 80
    5.2.3 Nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên 80
    5.2.4 Công bố thông tin minh bạch, chính xác ổn định lòng tin khách hàng . 81
    5.2.5 Quản lý rủi ro thanh khoản gắn liền với rủi ro thị trường . 81
    5.3 KIẾN NGHỊ . 82
    5.3.1 Đối với Chính phủ . 82
    5.3.1.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động ngân hàng 82
    5.3.1.2 Xúc tiến việc cổ phần hóa các NHTM nhà nước 82
    5.3.2 Đối với NHNN 83
    5.3.2.1 Vận dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ 83
    5.3.2.2 Thanh tra, giám sát chặt chẽ và liên tục để đảm bảo tính an toàn thanh
    khoản của hệ thống . 83
    5.3.2.3 Kiểm soát việc thành lập các NHTM 84
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 . 85
    Kết luận




    Chương 1
    TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    1.1 Lý do chọn đề tài
    Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của các NHTM Việt Nam đã có những
    bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực đẩy mạnh nền kinh tế cả nước. Tuy
    nhiên, thực tế cũng chứng minh, hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay vẫn
    tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản được xem là rủi ro nguy hiểm nhất.
    Thực tế cho thấy, tình hình thanh khoản tại các NHTM Việt Nam đang kém dần.
    Cụ thể là, để đối phó với tình trạng thiếu thanh khoản,các ngân hàng nhỏ tăng lãi
    suất huy động lên cao nhằm thu hút vốn và các ngân hàng lớn tăng lãi suất để thu
    hút khách hàng. Chính vì vậy, mức lãi suất huy động do NHNN quy định đã bị các
    NHTM đẩy lên tới 16 -18%. Bên cạnh đó, để đáp ứng khả năng chi trả tức thời và
    đảm bảo mức dự trữ bắt buộc, các NHTM buộc phải đi vay trên thị trường liên ngân
    hàng khiến cho lãi suất liên ngân hàng tăng cao đã dẫn đến căng thẳng nguồn vốn
    và rủi ro thanh khoản gia tăng. Ngoài ra, chỉ số lạm phát tăng cao cùng những biểu
    hiện khó dự đoán trước đã dẫn đến tình trạng căng thẳng thanh khoản tại các
    NHTM. Vì vậy, công tác quản trị rủi ro thanh khoản đối với các NHTM đang là vấn
    đề hết sức cấp thiết và cần được chú trọng.
    Trong điều kiện rủi ro thanh khoản đang có chiều hướng gia tăng, hoạt động
    quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh
    Đồng Nai vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện tại ngân hàng vẫn chưa có phòng ban
    chuyên về quản trị rủi ro, các biện pháp quản trị thanh khoản còn nhiều bất cập,
    chưa được chú trọng trong việc ngăn chặn và dự báo kịp thời rủi ro thanh khoản.
    Nhận thức được vai trò quan trọng của thanh khoản trong hoạt động ngân hàng,
    đồng thời thấy được tính cấp thiết của việc quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân
    hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Đồng Nai, em đã quyết định chọn đề
    tài “ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỒNG
    NAI” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
    2
    1.2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài
    - Hiện nay, đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro thanh khoản ở nước ngoài cũng
    khá đa dạng, điển hình là :
    + “ The Development of Liquidity Risk Management” của Baker Tilly
    + “ Liquidity Risk Management” của tác giả Leonard M.Matz
    + “ Banking Liquidity Risk Management Issues” của Rifki Ismal
    - Tại Việt Nam, các đề tài ngiên cứu về quản trị rủi ro thanh khoản hầu như chỉ
    đề cập đến quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM nói chung, chưa đi sâu
    nghiên cứu một ngân hàng cụ thể:
    + Đề tài “ Thực trạng thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 đến
    nay” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Minh Ngà, Vũ Thị Hương Thảo, Bùi Thị Yên –
    Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội: các tác giả đã phân tích thực trạng vấn
    đề thanh khoản tại các NHTM Việt Nam, đưa ra các kết luận và khuyến nghị nhằm
    nâng cao hiệu quả công tác quản trị thanh khoản.
    + Đề tài “ Tăng cường vai trò tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài
    chính” của tác giả Lê Hồng Hiếu: đề tài nhấn mạnh vai trò của tính thanh khoản đối
    với sự ổn định của hệ thống tài chính, đưa ra những hạn chế trong việc quản lý,
    giám sát thị trường tài chính hiện nay, đánh giá rủi ro thanh khoản và đề xuất biện
    pháp khắc phục bằng những bài học của thế giới.
    + Đề tài “ Các cuộc rủi ro thanh khoản trên thế giới và bài học về quản lý rủi ro
    thanh khoản ở Việt Nam”: đề tài đưa ra các cuộc rủi ro thanh khoản ở một số nước
    và nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản. Qua đó rút ra bài học và một số kiến
    nghị đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam.
    - Trong phạm vi trường Đại học Lạc Hồng, hiện đã có một vài đề tài nghiên cứu
    về quản trị rủi ro thanh khoản như:
    + Đề tài “ Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông
    nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai” của tác giả Trần Thị Phương
    Thi.
    3
    + Đề tài “ Nâng cao khả năng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP
    Đại Á chi nhánh Đồng Nai” của tác giả Vũ Thị Nhung.
    Trong phạm vi nghiên cứu của báo cáo, tác giả sẽ đi sâu phân tích thực trạng
    quản trị rủi ro thanh khoản, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh
    khoản, những tồn tại và khó khăn làm hạn chế hoạt động quản trị. Từ đó có những
    biện pháp thực tế để khắc phục và đưa ra giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản trong
    bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều biến động như hiện nay.
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu
    Đi sâu phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản, các nhân tố ảnh
    hưởng đến rủi ro thanh khoản và thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Đồng Nai.
    Điều tra khảo sát thực tế bằng bảng câu hỏi, sử dụng phần mềm xử lý số liệu
    SPSS để tính toán và phân tích.
    Trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất những giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại
    NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương nói riêng.
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
     Đối tượng nghiên cứu
    - Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công
    Thương chi nhánh Đồng Nai.
     Phạm vi nghiên cứu
    - Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh
    Đồng Nai.
    - Thời gian nghiên cứu: năm 2009- 2011.
    1.5 Phương pháp nghiên cứu
    Bài báo cáo sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu
    định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
    - Phương pháp nghiên cứu định tính:
    4
    + Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về tình hình thanh khoản của ngân hàng.
    Sử dụng phương pháp thống kê mô tả phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro
    thanh khoản của ngân hàng.
    + Sử dụng phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn
    và các cán bộ nhân viên ngân hàng nhằm đề xuất được các nhân tố ảnh hưởng đến
    rủi ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.
    - Phương pháp nghiên cứu định lượng
    + Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi. Sử dụng
    phần mềm SPSS để xử lý và phân tích số liệu, chạy các kiểm định.
    1.6 Tính mới của đề tài
    Tại Việt Nam, nghiên cứu về đề tài quản trị rủi ro thanh khoản còn khá mới mẻ,
    đặc biệt là các đề tài nghiên cứu chỉ phân tích trong phạm vi NHTM nói chung.
    Báo cáo nghiên cứu về tình hình thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại
    một NHTM cụ thể, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi hệ thống ngân hàng đang
    gặp nhiều khó khăn về thanh khoản. Từ đó đề xuất những giải pháp quản trị rủi ro
    thanh khoản tại NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
    trong thời gian tới.
    1.7 Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục, báo cáo
    nghiên cứu khoa học bao gồm những nội dung sau:
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Chương 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
    TẠI NHTM.
    Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Chương 4: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG
    QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
    CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỒNG NAI.
    Chương 5: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN
    HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỒNG NAI.
    5
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
    Chương 1 đưa ra tính cấp thiết trong việc quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM
    nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Đồng Nai nói
    riêng. Đồng thời nêu tổng quan về các nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài
    quản trị rủi ro thanh khoản, đưa ra các mục tiêu mà tác giả sẽ nghiên cứu, các
    phương pháp nghiên cứu được sử dụng và điểm mới của đề tài. Từ các mục tiêu
    được trình bày, tác giả sẽ đi sâu phân tích, làm rõ vấn đề tại các chương sau của bài
    báo cáo.




    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Bảng cân đối kế toán của Saigonbank Đồng Nai vào các năm 2009,2010,2011
    [2] Báo cáo tài chính của 17 NHTM Việt Nam vào năm 2009, 2010
    [3] Báo cáo thường niên của 17 NHTM Việt Nam vào năm 2009, 2010
    [4] Phan Thị Cúc(2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao
    thông vận tải, Thành phố Hồ Chí Minh
    [5] Trần Huy Hoàng(2008), Bài giảng quản trị rủi ro ngân hàng, Tài liệu lưu
    hành nội bộ, Đại học Kinh tế Tp.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh
    [6] Trần Hoàng Mai(2011), Bài giảng quản trị ngân hàng thương mại, Tài liệu
    lưu hành nội bộ, Khoa Quản trị ngân hàng trường Đại học Ngân hàng
    Tp.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh
    [7] Nguyễn Thị Mùi(2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài
    chính, Thành phố Hà Nội.
    [8] Số liệu do Phòng kinh doanh Saigonbank Đồng Nai cung cấp
    [9] Tài liệu nội bộ do Saigonbank Đồng Nai cung cấp
    [10] Trương Quan Thông(2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
    tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh
    Website:
    [11] http://caohockinhte.vn/forum/images/uploads/3/9/0/7/6/24302.attach
    [12] http://saigonbank.com.vn/page.jsp?name=gioithieu/khaiquat
    [13] http://***********/xem-tai-lieu/chuong-ii-mo-hinh-hoi-qui-mot-so-khai-niemco-ban.204046.html
    [14] http://***********/xem-tai-lieu/quan-tri-rui-ro-gv-ths-vo-huu-khanh-tong-quanve-quan-tri-rui-ro.613780.html
    [15] http://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%A7i_ro
    [16] http://vn.360plus.yahoo.com/mymemory127/article?mid=477&fid=-1
    [17] http://www.svvn.vn/vn/news/gocuatuonglai/3136.svvn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...