Tiểu Luận Quản trị rủi ro pháp lý của công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đây là một loạt bài tiểu luận nhóm của lớp mình môn Quản trị rủi ro .
    Chúc bạn thu được những kiến thức bổ ích.
    File word - 32 trang
    LỜI MỞ ĐẦU
    ĐẶT VẤN ĐỀ:
    _ Hội nhập kinh tế, tăng cường giao thương quốc tế luôn gắn liền với sự gia tăng rủi ro pháp lý. Không thể loại bỏ hết được các rủi ro nhưng doanh nghiệp hoàn toàn có thể hạn chế nó bằng chính sự hiểu biết về pháp luật và sự tỉnh táo trong khi thực hiện mỗi giao dịch thương mại quốc tế.
    _ Và đã kinh doanh thì phải biết chấp nhận rủi ro, vấn đề là làm thế nào để lường trước, giám thiểu và hạn chế đến mức thấp nhất. Một số vụ rủi ro điển hình mà phía doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt gần đây như vụ Công ty Vinafood II năm 1995 đã phải đền 5 triệu USD do không thực hiện được việc giao gạo cho đối tác nước ngoài. Hãng hàng không Việt Nam thua kiện luật sư Liberaty và nhiều khả năng sẽ bị mất 5,2 triệu Euro chỉ vì không dự phiên toà sơ thẩm năm 1995 tại Roma. Công ty Centrimex thua kiện mất 1,54 triệu USD vì đã từ chối không nhận lô phân bón Đức . Đây là những bài học mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể rút ra được khi hoạt động thương mại với đối tác nước ngoài. Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam vừa tổ chức hội thảo bàn về những kinh nghiệm phòng ngừa các rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp thường gặp.
    à Đây cũng là lý do chính mà nhóm chúng tôi chon đề tài: “”, là một bài học đáng giá cho chúng ta về vấn đề rủi ro pháp lý.

    MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Từ bài học về rủi ro pháp lý của CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiểu biết về pháp luật sẽ có thể giúp cho công ty nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chúng hạn chế được các thiệt hại và ảnh hưởng do rủi ro pháp lý mang lại.
    Và từ đó nhóm chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể để có thể nâng cao sự hiểu biết đo cho doanh nghiệp. Mong được sự đóng góp của cô và các bạn.

    PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Trong bài nghiên cứu này, bên cạnh những rủi ro mà công ty thường xuyên gặp phải và ở đây chúng tôi chỉ tập trung khai thác khía cạnh các yếu tố rủi ro pháp lý phát sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG ( đặc biệt là việc bán phá giá của công ty vào thị trường Hoa Kì )

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Nhóm chúng tôi đã sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp để nêu bật lên thực trạng rủi ro pháp lý mà CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG đã đang và sẽ gặp phải. Và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như đề ra các phương án giải pháp.

    KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU
    Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính:
    Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Công Ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang:
    _ Giới thiệu chung về công ty
    _ Hoạt động kinh doanh chính
    _ Tình hình thị trường và vị thế của công ty
    à Thuận lợi và khó khăn mà công ty đang đối mặt
    _ Định hướng phát triển của công ty trong tương lai ( năm 2010)
    _ Các rủi ro mà công ty thường xuyên gặp phải ( đặc biệt là rủi ro về pháp lý: chống bán phá giá)
    Phần 2: Cơ sở lí thuyết về chống bán phá giá, các giải pháp chống bán phá giá:
    _ Chống bán phá giá
    _ Vai trò chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ
    _ Các đề xuất về các giải pháp chống bán phá giá
    Phần 3: Lựa chọn phương án tối ưu cho doanh nghiệp nhằm phòng ngừa và quản trị rủi ro trong hiện tại và tương lai trên thực tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...