Luận Văn Quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng – Thực trạng tại Việt Nam và xu hướng trên thế giới

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    MỞ ĐẦU 5
    NỘI DUNG 7
    CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG. 7
    I. Tổng quan về quản trị trong logistics và chuỗi cung ứng. 7
    1. Khái niệm logistics và chuỗi cung ứng. 7
    1.1 Khái niệm. 7
    1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng. 10
    2. Quản trị logistics và chuỗi cung ứng 16
    2.1 Sự cần thiết của hoạt động quản trị logistics và chuỗi cung ứng. 16
    2.1.1 Nguồn gốc của quản trị logistics và chuỗi cung ứng. 16
    2.1.2 Quan điểm chung về quản trị chuỗi cung ứng. 17
    2.1.3 Vai trò của SCM đối với hoạt động kinh doanh 19
    2.2 Các vấn đề chính trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng. 20
    2.2.1. Cấu hình mạng lưới phân phối. 21
    2.2.2. Kiểm soát tồn kho 21
    2.2.3. Các hợp đồng cung ứng 22
    2.2.4. Các chiến lược phân phối 22
    2.2.5. Tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược 23
    2.2.6. Chiến lược sử dụng ngoại lực và thu mua 23
    2.2.7. Thiết kế sản phẩm 24
    2.2.8. Công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định 24
    2.2.9. Giá trị khách hàng 24
    II. Quản trị rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng. 25
    1. Khái niệm rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng. 25
    2. Phân loại rủi ro trong Logistics và chuỗi cung ứng. 26
    2.1. Rủi ro bên trong. 26
    2.2. Rủi ro bên ngoài. 27
    3. Vị trí của quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng trong hệ thống quản trị. 28
    4. Quy trình quản trị rủi ro. 29
    4.1. Xác định nguyên nhân gây ra rủi ro 30
    4.2. Đánh giá và đo lường rủi ro. 30
    4.3 Xác định biện pháp đối phó với rủi ro 30
    5. Quản lý rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng. 31
    5.1 Dịch vụ khách hàng. 31
    5.2 Quản trị tồn kho 38
    5.3 Công nghệ thông tin và hệ thống ra quyết định. 45
    5.4 Quản trị rủi ro trong việc sử dụng ngoại lực. 50
    5.5 Nguồn cung ứng. 52
    5.6 Vận tải và kho bãi. 57
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI VIỆT NAM. 66
    I. Tổng quan về hoạt động logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam 66
    II. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam. 69
    1. Dịch vụ khách hàng 70
    2. Quản trị tồn kho. 74
    3. Công nghệ thông tin và hệ thống ra quyết định. 76
    4. Quản trị rủi ro trong sử dụng ngoại lực. 79
    5. Nguồn cung ứng. 82
    6. Vận tải và kho bãi 83
    CHƯƠNG III: XU HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG LOGISTICS VÀ CHUỖI ỨNG ỨNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 88
    I. Những xu hướng tác động tới quản trị logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu 88
    1. Rủi ro tác động tới chuỗi cung ứng ngày càng gia tăng. 88
    2. Xu hướng trong quản trị rủi logistics và chuỗi cung ứng. 92
    3. Các xu hướng tác động tới chuỗi cung ứng. 95
    3.1 Tích hợp chuỗi cung ứng (integration of supply chains) 95
    3.2 Giảm chi phí (cost reduction) 100
    3.3 Logistics nhanh nhạy (agile logistics) 101
    3.4 Thương mại điện tử (e-business) 105
    3.5 Toàn cầu hóa ( globalisation) 110
    3.6 Thuê ngoài ( outsourcing) 113
    II. Kinh nghiệm quản trị rủi ro rủi ro logistics và chuỗi cung ứng của một số nước 116
    1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro của Trung Quốc 116
    2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro của Singapore 118
    3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 120
    II. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam. 121
    1. Giải pháp vĩ mô 121
    1.1 Xây dựng chính sách phát triển logistics và hệ thống pháp lý liên quan đến phát triển quản lý chuỗi logistics. 121
    1.2 Xây dựng kết cấu hạ tầng, phương tiện kỹ thuật nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng. 122
    1.3 Tăng cường các chương trình đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề quản lý chuỗi logistics và cung ứng. 125
    2. Giải pháp vi mô 126
    2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản trị chuỗi logistics và cung ứng trong doanh nghiệp thông qua đào tạo nguồn lực. 126
    2.2 Tham gia sự tích hợp các doanh nghiệp trong việc phát huy vai trò của các hiệp hội logistics. 127
    2.3 Nâng cấp hệ thống thông tin và ứng dụng giải pháp phần mềm trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp 128
    2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng. 132
    KẾT LUẬN 137
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 137


    MỞ ĐẦU
    Suy thoái kinh tế toàn cầu đã thay đổi bản chất, tầm vóc và độ phức tạp của rủi ro logistics và chuỗi cung ứng. Đồng thời, kinh doanh mở rộng đi đôi với hoạt động logistics và chuỗi cung ứng phát triển phức tạp hơn bao giờ hết. Những điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần xem xét những nguy cơ nghiêm trọng nhất đối với công ty của mình và khả năng tái cân bằng các yếu tố giữa tối ưu hóa chi phí và quản lý rủi ro hiệu quả. Vì vậy, để tìm hiểu tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng tôi quyết định chọn đề tài “ Quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng – Thực trạng tại Việt Nam và xu hướng trên thế giới”.
    Mục đích của luận văn là cung cấp cho những người có nhu cầu tìm hiểu về quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng những kiến thức cơ bản về quá trình quản trị rủi ro, những vấn đề trọng tâm trong hoạt động quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng. Thông qua đó, liên hệ với thực trạng quản trị logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Luận văn cũng đưa ra một số xu hướng chính trong quản trị mà các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra đối với chuỗi cung ứng. Cuối cùng, đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro cho logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
    Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích và tổng hợp: Các phần của hoạt động quản trị rủi ro sẽ được phân tích thành các bộ phận riêng biệt, vận dụng phương pháp đánh giá tổng hợp kết hợp với hệ thống hóa để có thể nhận định đầy đủ về tình hình hoạt động chung và nêu ra các điểm mạnh, điểm yếu trong việc quản trị rủi ro tại Việt Nam. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp đối chiếu: đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn; giữa thực trạng quản trị rủi ro trên thế giới và Việt Nam để tìm ra và giải quyết những khó khăn thách thức trong hoạt động quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
    Có thể thấy, Việt Nam có nhiều tiềm năng trong phát triển logistics và cung ứng song các doanh nghiệp Việt Nam ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, các doanh nghiệp logistics và cung ứng Việt Nam hoàn toàn chưa nhận thức rõ ràng về những nguy cơ có thể làm sụp đổ toàn bộ hệ thống logistics và chuỗi cung ứng. Do đó, luận văn một phần góp phần khẳng định rằng “quản trị rủi ro là một hợp đồng bảo hiểm mà chúng ta chưa nhìn thấy ngay lợi ích của nó cho đến khi rủi ro xảy ra” và cung cấp nền tảng cho hoạt động quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam. .
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được trình bày thành 3 chương như sau :
    Chương I: Những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng.
    Chương II: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
    Chương III: Xu hướng quản trị rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...