Luận Văn Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh cần thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ



    Luận văn dài 76 trang


    LỜI MỞ ĐẦU


    Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp. Thực tế đó đòi hỏi hệ thống các Ngân hàng thương mại (NHTM) phải có cải tiến mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Rủi ro là một điều kiện rất phổ biến và gần như mang tính tất yếu đối với mọi hiện tượng cả trong tự nhiên lẫn trong đời sống kinh tế - xã hội của con người. Vì vậy, chấp nhận đối đầu với rủi ro là một điều kiện bình thường, không tránh khỏi, nhưng vấn đề đặt ra ở đây không phải có hay không có rủi ro, mà ở chỗ phải phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro ở mức chấp nhận được.


    Thực tiễn hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cho thấy rủi ro đối với NHTM trong điều kiện kinh tế thị trường gồm nhiều loại như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, và một trong những loại hình rủi ro lớn nhất mà ngân hàng phải thường xuyên đối mặt là rủi ro lãi suất. Thực vậy, ở Việt Nam, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng đang ngày trở nên nóng bỏng thì rủi ro lãi suất là khó tránh khỏi cho các ngân hàng hiện nay. Đó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến lãi suất huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Cho đến lúc này, có thể xem như lãi suất của Việt Nam đã được tự do hóa hoàn toàn. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vấn đề chạy đua lãi suất trong các năm qua giữa các ngân hàng thương mại nhiều lúc không tuân theo một qui luật nào cả. Việc “chạy đua lãi suất” giữa các NHTM đã tạo ra không ít rủi ro cho doanh nghiệp. Do đó, vấn đề quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng có vai trò rất quan trọng và thậm chí nó còn quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.


    Cùng sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, nền kinh tế Cần Thơ trong thời gian qua đã có những thay đổi tích cực. Trên tinh thần đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ với các nghiệp vụ kinh doanh đã và đang đổi mới, mở rộng quy mô hoạt động để khẳng định mình trong hệ thống các ngân hàng cùng thành phố. Để cho ngân hàng hoạt động ngày càng chất lượng, hiệu quả thì việc phân tích và quản lý rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu và quản trị rủi ro lãi suất luôn là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.


    Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán , phục vụ cho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Vì vậy, hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro mà chúng ta khó có thể lường trước được. Với tính chất thời sự và tầm quan trọng như vậy, chúng ta cần phải đánh giá và phân tích rủi ro lãi suất một cách sâu sắc, toàn diện nhằm phát huy tối đa năng lực quản lý lãi suất, đồng thời hạn chế được những thiệt hại của nó gây ra cho ngân hàng nói riêng cũng như cho nền kinh tế - xã hội nói chung. Đó cũng chính là lý do mà em chọn đề tài: “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp.



    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .1

    1.1. Vấn đề nghiên cứu 1

    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu .1

    1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn .2

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

    1.2.1. Mục tiêu chung 3

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3

    1.3. Phạm vi nghiên cứu 3

    1.3.1. Không gian 3

    1.3.2. Thời gian 3

    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 4



    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .5

    2.1. Phương pháp luận 5

    2.1.1. Khái niệm rủi ro lãi suất 5

    2.1.2. Tính chất rủi ro lãi suất 7

    2.1.3. Các trường hợp xảy ra rủi ro lãi suất .8

    2.1.4. Mô hình định giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất .10

    2.1.5. Một số khái niệm liên quan đến mô hình định giá lại .11

    2.2. Phương pháp nghiên cứu 12

    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 12

    2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 12



    CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG

    VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ .14

    3.1. Quá trình hình thành và phát triển 14

    3.2. Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức .15

    3.2.1. Tình hình nhân sự 15

    3.2.2. Sơ đồ cơ cấu và tổ chức VCB Cần Thơ 15

    3.2.3. Chức năng hoạt động của các phòng ban và phòng giao dịch 17

    3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Cần Thơ .20

    3.3.1. Về công tác huy động vốn .20

    3.3.2. Về công tác sử dụng vốn .20

    3.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Cần Thơ 21

    3.4. Những thuận lợi và khó khăn của VCB Cần Thơ 22

    3.4.1. Thuận lợi 22

    3.4.2. Khó khăn .22



    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP

    VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ .23

    4.1. Phân tích tình hình rủi ro lãi suất tại Ngân hàng .23

    4.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng 23

    4.1.2. Phân tích sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất .28

    4.1.3. Khái quát cơ cấu tài sản của Ngân hàng 32

    4.1.4. Phân tích sự biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất .33

    4.1.5. Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất của ngân hàng TMCP Việt Nam chi

    nhánh Cần Thơ theo mô hình định giá lại .35

    4.2. Dự báo mức thay đổi của lãi suất .47



    CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢN PHÁP VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI

    VCB CẦN THƠ .54

    5.1. Nhận xét về những mặt làm được và những mặt tồn tại trong công tác

    quản lý rủi ro lãi suất 54

    5.2. Những giải pháp góp phần naamg cao hiệu quả của việc quản trị rủi ro

    lãi suất tại Ngân hàng 55

    5.3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng .57



    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .60

    6.1. Kết luận .60

    6.2. Kiến nghị .61

    6.2.1. Đối với VCB Cần Thơ .61

    6.2.2. Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam 61

    6.2.3. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương .62



    TÀI LIỆU THAM KHẢO .64
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...