Luận Văn Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1 GIỚI THIÊU
    1.1. VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiet nghiên cứu

    Điều không the phủ nhân là trong kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một nước. Chính vì vây, ngày nay trên thế giới, khoa học và công nghệ ve quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đã đạt đến trình độ tiên tiến, hiện đại. Đó là việc áp dụng phương pháp lượng hóa các rủi ro như: rủi ro lãi su ất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động ngoại bảng ., đồng thời sử dụng các công cụ hiện đại vào việc phòng chống các rủi ro như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Do lãi suất biến động thất thường và khó dự đoán, nên quản lý rủi ro lãi su ất trở thành vấn đe trọng điểm đối với các nhà quản lý ngân hàng.

    Ở Việt Nam, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng đang ngày trở nên nóng bỏng thì rủi ro lãi suất là khó tránh khỏi đối với các ngân hàng hiện nay. Đó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến chi phí huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đau tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là chính các ngân hàng đang sử dụng lãi suất như một vũ khí lợi hại trong "cuộc chiến" giành giật thị phan khiến thị trường "nóng" lên và doanh nghiệp . vã mồ hôi hột!

    Hòa nhập cùng nhịp điệu phát triển của nen kinh tế nước nhà, nen kinh tế Can Th ơ trong thời gian qua đã có những thay đổi tích cực. Trên tinh than đó, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Can Thơ với các nghiệp vụ kinh doanh đã và đang đổi mới, mở rộng quy mô hoạt động để khẳng định mình trong hệ thống các ngân hàng cùng thành phố. Đe cho ngân hàng hoạt động ngày càng chất lượng, hiệu quả thì việc phân tích và quản lý rủi ro luôn được đặt lên hàng đau và quản trị rủi ro lãi suất luôn là vấn đe có ý nghĩa hết sức quan trọng.

    Với tính chất thời sự và tầm quan trọng như vây, chúng ta cần phải đánh giá cũng như phân tích rủi ro lãi suất một cách sâu sắc, toàn diện nham phát huy một cách tối đa năng lực quản lý lãi suất đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại của nó gây ra cho bản thân ngân hàng cũng như cho nen kinh tế -xã hội của nước ta. Đó cũng chính là lý do mà em quyết định chọn đe tài “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ” làm luân văn tốt nghiệp.

    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn

    Ở Việt Nam, từ tháng 8/2000 đến giữa năm 2002, Ngân hàng nhà nước (NHNN) điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản. Với cơ chế này, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng vừa chứa đựng yếu tố thị trường, vừa chứa đựng các yếu tố can thiệp hành chính của NHNN. Sau 2 năm thực hiện cơ chế lãi su ất cơ bản, cho đến nay có thể coi lãi suất VND đã được xác định hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Trên tinh than đó, ngày 30/05/2002 NHNN đã ra quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN quy định: Từ ngày 01/06/2002 lãi suất cho vay bằng VND được thực hiện theo cơ ch ế lãi suất thỏa thuận (tức lãi su ất thị trường) nhằm giảm sự can thiệp hành chính của NHNN đối với các tổ chức tín dụng (TCTD), tạo điều kiện để các TCTD tăng quyền chủ động trong kinh doanh và quản lý kinh doanh có hiệu quả, góp phan thúc đẩy thị trường tài chính - tiền tệ phát triển. Như vây, từ nay khi mà lãi suất do thị trường quyết định, các lực lượng thị trường sẽ tác động làm cho lãi suất thay đổi thường xuyên và khó dự đoán, điều này khiến cho các ngân hàng phải đối mặt thực sự với nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất.

    Chiến lược phổ biến nhất trong việc ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãi suất mà các ngân hàng đang sử dụng ngày nay được gọi là chiến lược quản lý chênh lệch nhạy cảm lãi su ất hay còn gọi là mô hình định giá lại. Mô hình này yêu cầu nhà quản lý ngân hàng phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gan với những tài sản sinh lợi của ngân hàng, những khoản tiền gửi cũng như với những khoản vốn vay trên thị trường. Neu nhà quản lý cảm thấy rằng mức rủi ro của ngân hàng là quá lớn thì họ sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất (những tài sản mà có thể được định giá lại khi lãi suất thay đổi) trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn tiền gửi và

    vốn vay nhạy cảm lãi suất (những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường).

    Như vây, với những căn cứ khoa học, thực tiễn và những căn cứ từ mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất, chuyên đe tập trung nghiên cứu một khía cạnh trong công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Ngoại thương Can Thơ.

    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Do biến động thường xuyên của lãi suất thị trường, điều này khiến cho các ngân hàng phải đối mặt thật sự với nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất, cho nên quản trị rủi ro lãi suất trở thành trọng tâm chú ý đối với các nhà quản lý ngân hàng nói chung cũng như đối với ngân hàng Ngoại thương Can Thơ nói riêng.

    1.2.1. Mục tiêu chung

    Đe tài phân tích sự thay đổi trong thu nhập tài sản, nợ phải trả và giá trị gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất. Qua đó thấy được một phan nào tình hình quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Ngo ại thương Can Thơ, thấy được những mặt làm được và những mặt còn tồn tại.

    Trước sự biến động của lãi suất trong thời gian qua và hiện nay, việc nghiên cứu, phân tích đe tài này cũng mong đạt được một vài đóng góp trong việc phải hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng.

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể

    Đe đạt được mục tiêu trên, ngân hàng can phải tập trung vào những bộ phân nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục tài sản và nguồn vốn. Thông thường đó là các tài sản sinh lợi như các khoản cho vay và đau tư (thuộc ve bên tài sản) hay các khoản tiền gửi, khoản vay trên th ị trường tiền tệ (ở bên ngu ồn vốn).

    Luân văn sẽ đi sâu vào phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất qua 3 năm 2004 - 2006.

    Nhân biết rủi ro lãi suất qua bảng cân đối tài sản của ngân hàng Ngoại thương Can Thơ.

    Đo lường rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại và mức tác động của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập của ngân hàng.

    Dự báo mức lãi suất trong tương lai, từ đó đánh giá tình hình lợi nhuận của ngân hàng.

    Đe ra biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất và một số kiến nghị nhằm quản trị rủi ro lãi su ất đối với ngân hàng.

    1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

    Qua quá trình phân tích, đe tài đã trả lời được một cách chi tiết, khoa học, có hệ thống và tương đối hoàn chỉnh những vấn đe quan trọng được đặt ra như sau: Rủi ro lãi suất là gì? Rủi ro lãi suất có những trường hợp nào? Tính chất của rủi ro lãi su ất?

    Tại sao khi nói đến rủi ro lãi suất là nói đến tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, vây hai thành phan này có góp phan tạo nên rủi ro lãi suất hay hạn chế được rủi ro lãi suất không? Neu cơ cấu tài sản và nguồn vốn nhạy cảm nói trên tác động làm tăng hoặc giảm rủi ro lãi suất thì chúng ta có thể đo lường mức độ rủi ro lãi suất không? Khi cơ cấu đó thay đổi thì có ảnh hưởng đến mục tiêu quan trọng của ngân hàng là lợi nhuận?

    Ngân hàng có thể dự báo được mức độ ảnh hưởng của lãi suất đến lợi nhuận hay không? Từ đó nhà quản trị ngân hàng có thể tìm ra những biện pháp gì để hạn chế rủi ro lãi suất, đem lại hiệu quả trong hoạt động ngân hàng.

    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Can Thơ rất phong phú và đa dạng với nhiều hình thức và dịch vụ khác nhau. Qua thời gian thực tập ở Ngân hàng, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế phục vụ cho đe tài của mình, tuy nhiên phạm vi và giới hạn phân tích của đe tài được giới hạn ở những điểm sau đây.

    1.4.1. Không gian

    Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Can Thơ có rất nhiều phòng ban và bộ phân. Việc thực hiện nghiên cứu cũng như thu thập số liệu, thông tin cho đe tài chủ yếu được thực hiện tại phòng Nguồn vốn và phòng Tổ chức của ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Can Thơ.

    1.4.2. Thời gian

    Số liệu phân tích của đe tài được cung cấp qua các năm 2004 - 2006. Thời gian thực hiện đề tài luân văn bắt đầu từ ngày 05/03/2007 cho đến ngày 18/06/2007.

    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu

    Đe tài chỉ đi sâu nghiên cứu thông qua bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lãi suất để tìm hiểu ve tình hình tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất, nhân biết rủi ro lãi suất, đo lường rủi ro lãi suất và mức độ thay đổi lãi suất ảnh hưởng lợi nhuận của ngân hàng Ngoại thương qua 3 năm 2004 -2006 như thế nào, sử dụng mô hình định giá lại để phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng Ngoại thương Can Thơ nhưng không đi sâu vào phân tích từng kỳ hạn cụ thể. Dự báo lãi suất trong tương lai và từ đó đe ra giải pháp góp phan hạn chế và phòng ngừa rủ i ro lãi suất trong hoạt động quản trị ngân hàng.

    1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU

    Một số lược khảo tài liệu hỗ trợ chủ yếu là tiểu luân và luân văn ve phân tích hoạt động huy động vốn, cho vay, phân tích rủi ro tín dụng của Ngân hàng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Can Thơ và Ngân hàng khác trên địa bàn Tỉnh Can Thơ. Cụ thể đã có sự tham khảo các đe tài luân văn sau:

    + Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương Can Thơ. Tác giả Nguyễn Quốc Hương, 2006: phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Ngoại thương để thấy rõ được tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng và nguyên nhân của nó.

    + Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng Ngoại thương Can Thơ. Tác giả Võ Bích Quyên, 2006: phân tích tình hình huy động vốn và những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.

    + Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đau tư của ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ. Tác giả Nguyễn Thành Long, 2006: những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đau tư cho vay trung và dài hạn tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Can Thơ.

    + Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cà Mau. Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh, 2005: Phân tích đánh giá tình hình tài chính tổng quát của đơn vị qua 3 năm thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà đơn vị đang sử dụng, từ đó thấy được

    nguyên nhân làm thay đổi các loại nguồn vốn, tài sản, tình hình hoạt động của đơn vị.

    + Quản trị ngân hàng năm 2005, tác giả Lê Văn Tư: Quản lý lãi suất, tổng quan ve lãi suất, các phép đo lãi suất, dự báo mức thay đổi lãi suất và đặc biệt là mục quản trị rủi ro lãi suất (khái niệm, tính chất rủi ro lãi suất, đánh giá rủi ro lãi su ất, phân tích độ nhạy cảm của lãi suất trên bảng tổng kết tài sản, phương pháp quản trị rủi ro lãi suất).

    + Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng năm 2005, tác giả Nguyễn Văn Tiến: Nghiên cứu ve các phép đo lãi suất và những ứng dụng trong kinh doanh ngân hàng, xác định lãi suất hòa vốn bình quân, xác định chênh lệch đau vào - đau ra, dự báo lãi suất. Đặc biệt là phương pháp lượng hóa rủi ro lãi suất, cung cấp cho ta những phương pháp rất hiện đại để các nhà quản trị ngân hàng phòng chống được rủi ro lãi suất một cách hiệu quả để tránh những thiệt hại có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Tùy vào tình hình tình thực tế của đất nước, của chính bản thân ngân hàng mà có thể áp dụng những phương pháp sau: Mô hình kỳ hạn đến hạn, Mô hình thời lượng, Mô hình định giá lại và đây cũng là mô hình dùng để nghiên cứu sâu trong đe tài này vì nó đơn giản và phù hợp với tình hình nước ta hiện nay.

    + Quản trị ngân hàng thương mại năm 2001, tác giả Perter S.Rose: Cung cấp kỹ thuật và chiến lược quản lý tài sản - nợ phòng chống rủi ro lãi suất.

    + Quản trị ngân hàng thương mại, tác giả Ths. Thái Văn Đại: Những khái niệm, những kiến thức cơ bản can thiết trong quá trình quản trị ngân hàng.

    Căn cứ vào những lược khảo tài liệu trên cùng với tài liệu thực tế của Ngân hàng, đe tài này có những nét mới khác biệt như sau: phân tích rủi ro lãi suất dựa trên kết cấu tài sản nguồn vốn của ngân hàng, sử dụng mô hình định giá lại để ước lượng rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nhưng xét trên phương diện tổng quát chứ không phải trong từng kỳ hạn, từ đó đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho quá trình qu ản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Ngoại thương Can Thơ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...