Luận Văn Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng công thương - chi nhánh cần thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Chương 1. GIỚI THIỆU: . .1
    1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: . 1
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: . 2
    1.2.1. Mục tiêu chung: . .2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể: . 2
    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: . .2
    1.3.1 Không gian: . 2
    1.3.2. Thời gian: . 2
    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: . .2
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.4
    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: . .4
    2.1.1. Khái niệm rủi ro lãi suất: . .4
    2.1.2. Tính chất rủi ro lãi suất: . .6
    2.1.3. Mô hình định giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất: . .9
    2.1.4. Một số khái niệm liên quan đến mô hình định giá lại: . . 10
    2.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất: . . 10
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: . . 11
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: . . 11
    2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu: . 11
    Chương 3. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI
    NHÁNH CẦN THƠ (VIETINBANK): . 13
    3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: . 13
    3.1.1. Ngân hàng Công Thương Việt Nam: . 13
    3.1.2. Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ: . .14
    3.2. BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG: . . 16
    3.2.1. Chức năng các phòng ban: . . 16
    3.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank Cần Thơ: . . 17
    3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: . 18
    3.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG: . . 20
    3.4.1. Thuận lợi: . . 20




    3.4.2. Khó khăn: . . 21
    Chương 4. PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG
    THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ: . . 22
    4.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN
    HÀNG QUA BA NĂM 2006-2008: . .22
    4.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng: . .22
    4.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản của ngân hàng: . . 25
    4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÀ NGUỒN
    VỐN NHẠY CẢM LÃI SUẤT: . .27
    4.2.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất: 26
    4.2.2. Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất:36
    4.3. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI LÃI SUẤT ĐẾN TÌNH
    HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THEO MÔ HÌNH
    ĐỊNH GIÁ LẠI: . . 39
    4.4. DỰ BÁO MỨC THAY ĐỔI LÃI SUẤT: . 54
    Chương 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
    NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ: . . 61
    5.1. NHẬN XÉT NHỮNG MẶT LÀM ĐƯỢC VÀ NHỮNG MẶT TỒN TẠI
    TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT: . .61
    5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI
    SUẤT TẠI NGÂN HÀNG: . . 71
    5.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
    NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ: . .65
    5.3.1. Điều chỉnh cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn: . .65
    5.3.2. Ngân hàng chủ động thực hiện những cân đối phù hợp về mặt thời gian
    và giữa tài sản và nguồn vốn: . . 67
    5.3.3. Sử dụng các công cụ quản trị rủi ro tài chính hiện đại: . . 67
    Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: . 69
    6.1. KẾT LUẬN: . . 69
    6.2. KIẾN NGHỊ: . . 70
    6.2.1. Đối với ngân hàng Công Thương Cần Thơ: . .70
    6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: . . 71




    6.2.3. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương: . .72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 74



    Chương 1. GIỚI THIỆU
    1.4. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh
    khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có phản ứng
    dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp khi trong nền kinh tế thị
    trường có sự thay đổi, chẳng hạn là lãi suất, tỷ giá hay thanh khoản Hiện nay,
    mặc dù các ngân hàng hoạt động đa năng, nhưng trên thực tế hoạt động kinh
    doanh chủ đạo của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn là huy động vốn và
    cho vay. Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác chỉ chiếm tỷ lệ khá
    thấp. Với các ngân hàng thương mại thì nguồn thu từ sự chênh lệch lãi suất giữa
    huy động và đầu tư cũng như cho vay chiếm tỷ trọng khá lớn. Cơ chế điều hành
    lãi suất tại các ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình tự do hóa tài chính, đây
    là điều kiện để các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau giúp nâng cao hiệu
    quả hoạt động kinh doanh của mình, nhưng cơ chế này cũng làm gia tăng rủi ro
    cho ngân hàng do biến động thường xuyên của lãi suất thị trường. Kể từ ngày
    30-05-2002, khi mà lãi suất được tự do hóa các lực lượng thị trường sẽ tác động
    làm cho lãi suất thay đổi thường xuyên, biến động thất thường và khó dự đoán,
    điều này khiến cho các ngân hàng phải đối mặt thật sự với nguy cơ tiềm ẩn rủi ro
    lãi suất. Mặt khác, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng tự do hóa
    hoàn toàn lãi suất, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính nói chung và giữa các
    ngân hàng thương mại nói riêng trở nên ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến chênh lệch
    giữa lãi suất đầu ra - đầu vào cũng bị rút ngắn rất nhiều. Chính những yếu tố trên
    đã gây áp lực cho hệ thống ngân hàng nên quản lý rủi ro lãi suất trở thành trọng
    tâm chú ý đối với các nhà quản lý ngân hàng.
    Trong thời gian qua ở Việt Nam, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng
    đang ngày càng trở nên nóng bỏng thì rủi ro lãi suất là khó tránh khỏi đối với các
    ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
    nói riêng, bởi hoạt động chủ yếu của ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần
    Thơ là cho vay. Đến năm 2009 thì lãi suất thị trường có sự sụt giảm mạnh đã ảnh
    hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Chính vì thế mà
    chúng ta cần phát huy tối đa năng lực quản lý, phân tích và quản lý rủi ro lãi suất

    để hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại của nó gây ra cho ngân hàng. Đó là lý
    do em quyết định chọn đề tài: “Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công
    Thương chi nhánh Cần Thơ ”.
    1.5. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    1.5.1. Mục tiêu chung:
    Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh
    doanh tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ, từ đó đề ra một số biện
    pháp để hạn chế rủi ro lãi suất.
    1.5.2. Mục tiêu cụ thể:
    - Phân tích tài sản và nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm 2006 - 2008.
    - Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
    qua ba năm 2006 - 2008.
    - Đo lường rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại và mức tác động của
    sự thay đổi lãi suất đến thu nhập của ngân hàng.
    - Dự báo mức lãi suất trong tương lai, từ đó đánh giá tình hình lợi nhuận
    của ngân hàng.
    - Đề ra những biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất và một số kiến nghị nhằm
    quản trị rủi ro lãi suất đối với ngân hàng.
    1.6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    1.6.1. Không gian:
    Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ có rất nhiều phòng ban và
    bộ phận. Việc thực hiện nghiên cứu cũng như thu thập số liệu, thông tin cho đề
    tài chủ yếu được thực hiện tại phòng tín dụng, phòng rủi ro, phòng hành chánh
    của ngân hàng.
    1.6.2. Thời gian:
    Số liệu phân tích của đề tài được cung cấp qua các năm 2006 - 2008. Thời
    gian thực hiện luận văn tốt nghiệp bắt đầu từ ngày 02/02/2009 - 25/04/2009.
    1.6.3. Đối tượng nghiên cứu:
    Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
    quả hoạt động kinh doanh, bảng lãi suất để tìm hiểu về tình hình tài sản và nguồn
    vốn nhạy cảm với lãi suất, nhận biết rủi ro lãi suất, đo lường rủi ro lãi suất và
    mức độ thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Dự báo lãi suất

    trong tương lai, từ đó đề ra giải pháp góp phần hạn chế và phòng ngừa rủi ro lãi
    suất trong hoạt động quản trị ngân hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...