Luận Văn Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI

    o Lý do chọn đề tài

    Trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới đầy biến động phức tạp đã làm cho
    giá các mặt hàng nông sản diễn biến khó lường cùng với sự biến động tỷ giá và lãi suất
    đã làm cho nông dân, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản rơi vào tình cảnh
    khó khăn, điêu đứng. Mặc dù những nghiên cứu về quản trị rủi ro về phái sinh đã được
    quan tâm rất nhiều nhưng đến nay người nông dân cũng như những doanh nghiệp kinh
    doanh nông sản vẫn loay hoay trong những biến động bất thường của giá cả, lãi suất,
    và tỷ giá. Người nông dân được mùa thì giá rớt. Những khó khăn của người nông dân
    và doanh nghiệp trong thời gian qua đã là động lực thôi thúc để em nghiên cứu đề tài:
    “Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam”.
    o Mục tiêu nghiên cứu
    - Tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước như: Mỹ,
    Brazil, Tanzania. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    - Phân tích những ảnh hưởng của rủi ro tài chính đối với người nông dân, doanh
    nghiệp kinh doanh hàng nông sản, và nền kinh tế.
    - Phân tích thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của nông dân, doanh nghiệp
    và Chính phủ trước những biến động bất thường trong thời gian qua. Tìm hiểu nguyên
    nhân tại sao quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản vẫn chưa hiệu quả.
    - Từ đó, đề ra những biện pháp nhằm giúp người nông dân và các doanh nghiệp
    kinh doanh nông sản có thể chủ động đối phó với rủi ro.
    o Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp suy luận logic, phương pháp so sánh
    đối chiếu, phương pháp phân tích mẫu thống kê để khái quát bản chất tổng thể, sử
    dụng thang đo khoảng cách và thang đo Likert trong quá trình điều tra, sử dụng phần
    mềm SPSS để xử lý dữ liệu điều tra thực tế.
    o Nội dung nghiên cứu
    Chương I: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản và các phương pháp ứng phó.
    Trong đó tìm hiểu về rủi ro tài chính đối với mặt hàng nông sản, các chính sách bảo hộ
    hàng nông sản, kinh nghiệm quản trị rủi ro ở một số nước và rút ra bài học kinh
    nghiệm cho Việt Nam.
    Chương II: Phân tích các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến hàng nông sản Việt
    Nam.
    Phân tích vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta và những ảnh
    hưởng của rủi ro tài chính đối với nông sản.
    Chương III: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua.
    Đề cập đến thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của người sản xuất, doanh nghiệp và
    Chính phủ trong thời gian vừa qua.
    Chương IV: Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam.
    Đưa ra các giải pháp nhằm quản trị rủi ro hàng nông sản ở Việt Nam.
    o Đóng góp của đề tài
    Tìm ra thực trạng đối phó với rủi ro tài chính của người sản xuất, doanh nghiệp
    kinh doanh mặt hàng nông sản và Chính phủ. Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp
    với thực tiễn.
    o Hướng phát triển của đề tài
    - Tiếp tục mở rộng kích cỡ mẫu khảo sát để tăng độ tin cậy.
    - Xây dựng cơ chế giám sát việc sử dụng công cụ phái sinh.



    LỜI MỞ ĐẦU

    1/ Lý do chọn đề tài:
    Sau những thập kỷ suy giảm 80 và 90 của thế kỷ 20, những năm đầu của thế kỷ
    21 giá nông sản trên thị trường thế giới tăng lên. Có thể kể đến những nguyên nhân
    sau:
    Thứ nhất, dân số toàn cầu tăng nhanh làm tăng cầu lương thực cũng như nền
    kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng mạnh làm tăng nhu cầu tiêu thụ nông sản
    của hai nước đông dân nhất thế giới này.
    Thứ hai, trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, sự sụt giá USD so với Euro và những
    đồng tiền chính khác đã kích thích tăng xuất khẩu nông sản, do các nước xuất khẩu
    nông sản chủ yếu thu về bằng đồng đô la. Ngoài ra, đồng USD giảm làm cho các nhà
    đầu cơ có xu hướng chuyển đầu tư từ nắm giữ đô la sang nắm giữ các hàng hóa trong
    đó có nông sản.
    Thứ ba, chính sách sản xuất ethanol từ ngô ở Mỹ (và nhiên liệu sinh học từ dầu
    thực vật ở châu Âu) làm tăng nhu cầu tiêu dùng lương thực bù đắp cho một phần sản
    lượng ngô chuyển sang sản xuất ethanol.
    Thứ tư, các nhà đầu cơ đang tìm kiếm những cơ hội từ một số mặt hàng mang
    lại lợi nhuận cao hơn là đầu tư và chứng khoán hay bất động sản.
    Thứ năm, giá dầu tăng mạnh làm cho chi phí sản xuất tăng, gây sức ép tăng giá.
    Giá dầu tăng cũng kéo theo xu hướng tăng cường sản xuất ethanol để thay thế dầu mỏ
    gây sức ép lên sản xuất lương thực.
    Tuy nhiên, trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới đầy biến động phức tạp đã
    làm cho giá các mặt hàng nông sản diễn biến khó lường cùng với sự biến động tỷ giá
    và lãi suất đã làm cho nông dân, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản rơi vào
    tình cảnh khó khăn, điêu đứng. Mặc dù những nghiên cứu về quản trị rủi ro về phái
    sinh đã được quan tâm rất nhiều nhưng đến nay người nông dân cũng như những
    doanh nghiệp kinh doanh nông sản vẫn loay hoay trong những biến động bất thường
    của giá cả, lãi suất, và tỷ giá. Người nông dân được mùa thì giá rớt. Những khó khăn
    của người nông dân và doanh nghiệp trong thời gian qua đã là động lực thôi thúc để
    em nghiên cứu đề tài: “Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam”.


    MỤC LỤC
    Trang
    A – Lời mở đầu . 1
    B – Nội dung
    Chương 1: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản và
    các phương pháp ứng phó . 3
    1.1. Các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến hàng nông sản 3
    1.2. Các chính sách bảo hộ hàng nông sản 4
    1.3. Các thị trường sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro 5
    1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro hàng nông sản ở một số nước và
    bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 6
    Chương 2: Phân tích các yếu tố rủi ro tài chính tác động đến
    hàng nông sản Việt Nam . 11
    2.1. Nông nghiệp – nền kinh tế chủ lực của Việt Nam . 11
    2.2. Giới thiệu sơ lược về cuộc điều tra khảo sát thực tế 14
    2.3. Phân tích các yếu tố rủi ro tác động trong lĩnh vực nông nghiệp . 15
    Chương 3: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua 27
    3.1. Cách đối phó của người sản xuất 27
    3.2. Thực trạng quản trị ở các doanh nghiệp 31
    3.3. Các chính sách của chính phủ . 41
    Chương 4: Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam . 45
    4.1. Phòng ngừa rủi ro tự nhiên – xây dựng mối quan hệ giữa
    nông dân và doanh nghiệp 45
    4.2. Thiết lập hệ thống thông tin đến với nông thôn . 46
    4.3. Phát triển thị trường sản phẩm phái sinh . 47
    4.4. Các chính sách của chính phủ . 48
    4.5. Phát triển và nâng cao hoạt động dự báo chuyên nghiệp . 49
    C – Kết luận . . 50
    D – Tài liệu tham khảo 51
    E – Phụ lục 52
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...