Luận Văn Quản trị quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng nhập khẩu hóa chất từ thị trường Trung Quốc tại công

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản trị quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng nhập khẩu hóa chất từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Công nghệ Niềm Tin Việt
    Chương I
    TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN ĐỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

    1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
    1.1.1. Xu thế toàn cầu hóa và sự cấp thiết của quản trị quá tình đàm phán
    Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang đứng trước những cơ hội, đồng thời đang phải đối mặt với những thách thức. Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang hòa mình vào với nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức như khu vực thương mại tự do ASEAN, tổ chức thương mại thế giới WTO, ký kết các hiệp định song phương và đa phương với nhiều nước khác nhau trên thế giới.
    Một trong những mắt xích quan trọng trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu giữa hai bên bị ràng buộc bởi hợp đồng. Tuy nhiên trước khi có bản hợp đồng thì các bên phải tiến hành công việc đàm phán. Việc đàm phán để có được bản hợp đồng việc ký kết hợp đồng không phải là một công việc dễ dàng. Cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Để các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế trên bàn đàm phán và tránh thua thiệt trong kinh doanh quốc tế thì thực tế đòi hỏi cần phải nghiên cứu nó một cách hệ thống. Trong môi trương cạnh tranh như hiện nay nếu thiếu những kiến thức về kỹ năng đàm phàn, ký kết hợp đồng, soạn thảo về Tiếng Anh, Tiếng Việt. Cách thức giải quyết tranh chấp với đối tác nước ngoài, các doanh Việt Nam có thể gặp phải những thua thiệt nghiêm trọng.
    Thực tế cho thấy nhiều hoạt động trị giá hàng triệu USD đã tuột khỏi tay các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thiếu kiến thức về đàm phán, nhiều doanh nghiệp đã phải bồi thường những khoản tiền lớn trong tranh chấp với đối tác nước ngoài vì thiếu kinh nghiệm trong việc ký kết hợp đồng.
    1.1.2. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Niềm Tin Việt (Vietrust JSC) và đề tài nghiên cứu:
    Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Niềm Tin Việt (Vietrust JSC) được thành lập theo ngày 02/07/2003 theo giấy phép kinh doanh số 21.03.000038 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp. Vietrust JSC đã đầu tư xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Có văn phòng đại diện tại số 42 Tô Hiến Thành, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Công ty có hệ thống phân phối thông qua gần 800 cửa hàng và đại lý tấm lợp mang thương hiệu Tonmat tại hầu hết các tỉnh thành từ miền Bắc tới miền Trung.
    Tonmat là thương hiệu tấm lợp kim loại cách âm, cách nhiệt đầu tiên tại Việt Nam. Mặc dù tuổi đời còn non trẻ nhưng uy tín và tiếng tăm của sản phẩm Tonmat được khẳng định bằng sự tin cậy của người tiêu dùng cả nước và sự hiện diện rộng rãi trên nhiều công trình trọng điểm. Tiên phong trong ngành công nghệ sản xuất tấm lợp kim loại sử dụng công nghệ PU (công nghệ sử dụng hóa chất Polyurethane) làm chất cách âm, cách nhiệt, nhưng Tonmat không tránh khỏi những khó khăn và sự cạnh tranh ngày một gay gắt. Một trong những khó khăn của công ty là nhập khẩu nguyên liệu sản xuất.
    Nguyên liệu sản xuất là hóa chất tổng hợp PU (Polyurethane) và giấy PP (Polyether Polyols) phải nhập khẩu từ các nhà cung ứng nước ngoài và để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiến độ quá trình sản xuất kinh doanh thì vấn đề đảm bảo nguồn cung ứng, chất lượng nguồn nguyên liệu, nguồn nguyên liệu về cảng nhanh chóng, kịp thời là hết sức cần thiết. Trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu tại Vietrust JSC thì thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng 100% trong các hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu.
    Đối với công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Công nghệ Niềm Tin Việt là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả của quá trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
    Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em chọn đề tài:
    “Quản trị quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng nhập khẩu hóa chất từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Công nghệ Niềm Tin Việt”

    1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
    Dựa trên cơ sở những kiến thức đã được học và qua thời gian tìm hiểu thực tế cũng như những tài liệu thu thập được, em đã chọn đề tài
    “Quản trị quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng nhập khẩu hóa chất từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Công nghệ Niềm Tin Việt”
    làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

    1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
    Thông qua việc nghiên cứu luận văn này, em muốn đống góp một số đề xuất nhằm quản trị quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng nhập khẩu hóa chất từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Công nghệ Niềm Tin Việt, trên cơ sở đó góp phần nhỏ giúp xí nghiệp nâng cao chất lượng, hiệu quả đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu hóa chất từ thị trường Trung Quốc.


    1.4. Phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: quá trình đàm phán ký để kết hợp đồng nhập khẩu hóa chất.
    - Phạm vi nghiên cứu: công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Công nghệ Niềm Tin Việt.
    - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2007- 2009.
    - Phương phanps nghiên cứu: điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn trực tiếp và thu thập dữ liệu thứ cấp.
    - Thị trường nghiên cứu: Trung Quốc.

    1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp
    Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luân văn bao gồm bốn chương:
    - Chương I: Tổng quan nghiên cứu về quản trị quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
    - Chương II: Một số vấn đề cơ bản về quản trị quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng nhập khẩu trong thương mại quốc tế.
    - Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng về quản trị quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng nhập khẩu hóa chất từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Công nghệ Niềm Tin Việt.
    - Chương IV: Một số kết luận và đề xuất nhằm quản trị quá trình đàm phán để ký kết hợp đòng nhập khẩu hóa chất từ thị trường Trung Quốc tại công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Công nghệ Niềm Tin Việt.
     
Đang tải...