Luận Văn Quản trị nhân lực

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    I/ Cơ Sở Lý Luận
    I.Cơ sở lý luận 2
    1.1Khái niệm về quản trị nhân lực: 2
    1.2Các học thuyết quản trị nhân lực phương tây 2
    1.2.1Học thuyết X 3
    1.2.2Học thuyết Y 5
    1.2.3 Học thuyết Z 7


    II/ Áp dụng học thuyết phương tây vào doanh nghiệp cụ thể
    1 /Học thuyết X 10
    1.1 Giới thiệu doanh nghiệp 10
    1.2 Áp dụng học thuyết trong doanh nghiệp 11
    2/Học thuyết Y 17
    2.1 Giới thiệu về UNILEVER Việt Nam. 17
    2.2Áp dụng học thuyết Y: 18
    3/Học thuyết Z 21
    3.1Giới thiệu về Công ty Honda Việt Nam 21
    3.2ứng dụng học thuyết Z vào quản trị nhân lực ở công ty. 22






    I.Cơ sở lý luận
    1.1Khái niệm về quản trị nhân lực:
    Quản trị nhân lực là tổng hợp những hoạt động quản trị liên quan đến việc tạo ra,duy trì,phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp.
    1.2Các học thuyết quản trị nhân lực phương tây
    Quản trị nhân lực là một lĩnh vực cụ thể của Quản trị, nó xuất hiện rất sớm cùng với sự xuất hiện của loài người. Khi nói đến quản trị nhân lực chúng ta không thể không nhắc đến các học thuyết phương Đông được hình thành từ rất sớm là “Đức trị” của Khổng Tử và “Pháp trị” của Hàn Phi Tử, bên cạnh đó cũng có những học thuyết kinh điển của Phương Tây. Đó là học thuyết X và Y được Douglas Mc Gregor tổng hợp từ các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp phương Tây. Học thuyết Z được W. Ouchi, một kiều dân Nhật ở Mỹ nghiên cứu phương thức quản lý trong các doanh nghiệp Nhật Bản và đưa ra.


    1.2.1Học thuyết X


    a, Tác giả
    Học thuyết X được Douglas Mc Gregor đưa ra vào những năm 1960, đó là kết quả của việc tổng hợp các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp ở phương Tây lúc bấy giờ.
    b, Cách nhìn nhận con người
    Học thuyết X đưa ra giả thiết có thiên hướng tiêu cực về con người như sau:
    - Lười biếng là bản tính của con người bình thường, họ chỉ muốn làm việc ít.
    - Họ thiếu chí tiến thủ, không dám gánh vác trách nhiệm, cam chịu để người khác lãnh đạo.
    - Từ khi sinh ra, con người đã tự coi mình là trung tâm, không quan tâm đến nhu cầu của tổ chức.
    - Bản tính con người là chống lại sự đổi mới.
    - Họ không được lanh lợi, dễ bị kẻ khác lừa đảo và những kẻ có dã tâm đánh lừa
    c, Tư tưởng quản trị nhân lực
    Từ những giả thiết về bản tính con người nói trên, học thuyết X cũng cung cấp phương pháp lý luận truyền thống là: “Quản lý nghiêm khắc” dựa vào sự trừng phạt; “Quản lý ôn hòa” dựa vào sự khen thưởng; “Quản lý ngiêm khắc và công bằng” dựa vào cả sự trừng phạt và khen thưởng. Học thuyết X cũng được khái quát theo ba điểm sau:
    ã Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm tổ chức các doanh nghiệp hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết bị, con người.
    ã Đối với nhân viên, cần chỉ huy họ, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
    ã Dùng biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh biểu hiện hoặc chống đối của người lao động đối với tổ chức.
    Từ những giả thiết về bản tính con người nói trên, học thuyết X cũng cung cấp phương pháp lý luận truyền thống là: “Quản lý nghiêm khắc” dựa vào sự trừng phạt; “Quản lý ôn hòa” dựa vào sự khen thưởng; “Quản lý ngiêm khắc và công bằng” dựa vào cả sự trừng phạt và khen thưởng. Học thuyết X cũng được khái quát theo ba điểm sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...