Tài liệu Quản trị nhân lực Mối quan hệ giữa hoạch định nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doa

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ giữa hoạch định nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    v Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cần phải hiểu thế nào là hoạch định nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
    Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình xem xét một cách có hệ thống các nhu cầu về nguồn nhân lực để vạch ra kế hoạch làm thế nào để đảm bảo mục tiêu “đúng người, đúng việc, đúng nó, đúng lúc”.
    Hoạch định nguồn nhân lực sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi sau:
    - Doanh nghiệp cần những nhân viên như thế nào?
    - Khi nào doanh nghiệp cần họ?
    - Họ cần phải có những kỹ năng nào?
    - Doanh nghiệp đã có sẵn những người thích hợp chưa? Và nếu họ có tất cả những kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết hay không? Doanh nghiệp sẽ tuyển dụng họ từ bên ngoài hay lựa chọn từ những nhân viên hiện có? Nhiều người cho rằng hoạch định nguồn nhân lực chỉ đưa ra những con số một cách cứng nhắc và áp đặt trong khi nhân lực ngày càng biến động. Nhưng trên thực tế các kế hoạch nguồn nhân lực dài hạn thường được cụ thể hóa bằng các kế hoạch ngắn hạn. Các kế hoạch này có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt theo tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
    Một kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị bằng tài liệu viết tay do cá nhân chủ doanh nghiệp mô tả một cách thực tế về mục đích và các mục tiêu của kinh doanh, cùng các bước và tài chính cần thiết để đạt được mục đích đó. Đồng thời kế hoạch này cũng được xem như là một “đề xuất”, “một quảng cáo” hoặc “một kế hoạch của một trò chơi”. Kế hoạch kinh doanh thường được sắp xếp theo 4 chức năng chính trong kinh doanh như Marketing, sản xuất hoặc dịch vụ, tổ chức, tài chính. Đặt ý tưởng kinh doanh của bạn hoặc việc kinh doanh hiện nay của bạn trên giấy dưới hình thức một kế hoạch kinh doanh, chấp nhận sự cam kết, nghiên cứu và một loạt các công việc nặng nhọc.

    v Bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp:
    - Xác định được những thuận lợi, khó khăn để có chiến lược phát triển phù hợp.
    - Cung cấp các căn cứ định hướng, phát triển các định hướng thành các mục tiêu cụ thể.
    - Lựa chọn, khẳng định, tập trung nguồn nhân lực vào các mục tiêu chính
    - Mặt khác bản kế hoạch sản xuất kinh doanh được lập dựa trên các yếu tố như: phân tích yếu tố môi trường, lựa chọn sản phẩm,hoạt động marketing và bán hàng, sản xuất – tác nghiệp, quản lý và nhân sự, kế hoạch tài chính
    Qua phân tích trên chúng ta có thể rút ra được một số nhận xét như sau:
    Hoạch định nguồn nhân lực và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh có mối liên quan chặt chẽ với nhau:
    + Kế hoạch kinh doanh là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp sắp xếp và bố trí nhân sự cho hợp lý (tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển).
    + Bản kế hoạch sản xuất kinh doanh rõ ràng là kim chỉ nam để doanh nghiệp lường trước được những khó khăn và có phương án đối phó.
    + Hoạch định nguồn nhân lực là điều cần thiết với doanh nghiệp, nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả lao động của tổ chức. Chính vì vậy khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh các nhà quản trị cần phải phân tích được năng lực của đội ngũ nhân viên, cơ cấu nhân lực, thực trạng của mình để đưa ra các định hướng phát triển trong tương lai.

    CÂU 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
    1. Sự thay đổi trong doanh nghiệp ở đây được hiểu là tất cả mọi quá trình cải tổ một cách chủ động nhằm mục đích tạo sức cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp, từ việc áp dụng công nghệ mới, những bước dịch chuyển có tính chất chiến lược, tổ chức lại dây chuyền sản xuất, liên kết hoặc hợp nhất với doanh nghiệp khác, tái cơ cấu lại bộ phận kinh doanh, đến nỗ lực tối ưu hóa phong cách văn hóa tập đoàn Sẽ thật sai lầm nếu duy trì những tư tưởng bảo thủ chống lại sự thay đổi, bởi điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang từng bước dấn sâu vào con đường dẫn tới sự sụp đổ.
    Qua phân tích tình huống ở trên chúng ta thấy những yếu tố khiến công ty này phải thay đổi:
    a. Khách quan:
    - Thị yếu và phong cách tiêu dùng thay đổi
    - Cách mạng công nghệ thông tin (IT) với tốc độ ngày càng gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương pháp quản lý, sản xuất, dịch vụ, mua bán.
    - Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ khác về nhãn hiệu, chất lượng, dịch vụ

    b. Chủ quan:
    - Sự thay đổi về sản phẩm (do chu kỳ của sản phẩm).
    - Sự thay đổi cơ cấu nhằm đạt hiệu quả làm việc tốt hơn.
    - Cắt giảm chi phí với những hoạt động không cần thiết
    2. Để có thể duy trì và giữ vững sự ổn định trong dài hạn. công ty Việt Hương cần phải thực hiện sự thay đổi này càng sớm càng tốt:
    - Thay đổi về cách quản lý và cách thức bán hàng.
    - Thay đổi về sản phẩm: Chiến lược về sản xuất, giá, phân phối và các chương trình khuyến mại
    3. Đối với nhân viên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...