Thạc Sĩ Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Công trình Đô Thị Tân An - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu của đề tài 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 2
    5. Bố cục của đề tài 3
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
    NGÀNH CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ . 4
    1.1 Khái niệm và vai trò quản trị nguồn nhân lực 4
    1.2 Các mô hình Quản trị nguồn nhân lực 5
    1.3 Nội dung hoạt động quản trị nguồn nhân lực 7
    1.3.1 Chiến lược nguồn nhân lực 8
    1.3.2 Hoạch định nguồn nhân lực 9
    1.3.3 Nội dung thực hiện các chức năng quản trị nguồn nhân lực 10
    1.3.3.1 Nhóm chức năng thu hút nhân lực 10
    1.3.3.2 Nhóm chức năng đào tạo và phát triển . 12
    1.3.3.3 Nhóm chức năng duy trì và quản lý nguồn nhân lực . 15
    1.4 Giới thiệu ngành công trình đô thị. 18
    1.4.1 Khái niệm về dịch vụ công cộng công trình đô thị . 18
    1.4.2 Ngành công trình đô thị . 20
    1.5 Các đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực ngành công trình đô thị 21


    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 22
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
    TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ TÂN AN . 23
    2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty công trình đô thị Tân An 23
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 23
    2.1.2 Lĩnh vực hoạt động . 25
    2.1.3 Tổ chức, nhân sự 25
    2.1.4 Tình hình hoạt động tài chính 28
    2.1.5 Cơ cấu nguồn nhân lực 30
    2.1.5.1 Cơ cấu lao động theo giới tính 31
    2.1.5.2 Cơ cấu lao động theo chức năng 32
    2.1.5.3 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 33
    2.1.5.4 Cơ cấu lao động theo bậc thợ . 33
    2.1.6 Năng suất và tốc độ tăng năng suất lao động bình quân 34
    2.1.6.1 Năng suất lao động bình quân 34
    2.1.6.2 Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân theo giá trị . 35
    2.2 Phân tích hiện trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại
    Công ty CTĐT Tân An 36
    2.2.1 Giới thiệu thiết kế nghiên cứu 36
    2.2.2 Hiện trạng thực hiện hoạt động hoạch định nguồn nhân lực . 37
    2.2.3 Hiện trạng chức năng thu hút nhân lực tại Công ty 38
    2.2.3.1Chức năng tuyển dụng 38
    2.2.3.2 Phân công và bố trí công việc 40


    2.2.3.3 Về phân tích công việc 41
    2.2.4 Thực trạng chức năng đào tạo và phát triển nhân lực 42
    2.2.5 Hiện trạng chức năng duy trì nhân lực 44
    2.2.5.1 Đánh giá thực hiện công việc . 44
    2.2.5.2 Giải quyết lương, thưởng, chế độ phúc lợi cho nhân viên 46
    2.2.5.3 Áp lực công việc, môi trường và an toàn lao động . 49
    2.2.5.4 Quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp nơi công sở . 50
    2.3 Nhận xét thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Cty CTĐT Tân An . 51
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 53
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
    NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ TÂN AN 55
    3.1. Mục tiêu và quan điểm xây dựng các giải pháp 55
    3.1.1 Mục tiêu 55
    3.1.2 Quan điểm xây dựng các giải pháp . 56
    3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạch định nguồn nhân lực tại
    Công ty CTĐT Tân An 57
    3.2.1 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực 57
    3.2.2 Hoàn thiện hoạt động hoạch định nguồn nhân lực 59
    3.3 Giải pháp hoàn thiện các chức năng quản trị nguồn nhân lực . 63
    3.3.1 Hoàn thiện chức năng thu hút nhân lực 63
    3.3.1.1 Hoàn thiện chức năng thu hút nguồn nhân lực . 63
    3.3.1.2 Hoàn thiện chức năng tuyển dụng 64
    3.3.2 Hoàn thiện chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực . 66


    3.3.3 Hoàn thiện chức năng duy trì nguồn nhân lực 68
    3.3.3.1 Hoàn thiện chức năng đánh giá thực hiện công việc. 68
    3.3.3.2 Hoàn thiện chính sách chi trả lương và thưởng cho người lao động . 71
    3.4 Các giải pháp hỗ trợ để hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực 72
    3.4.1 Phát triển và xây dựng văn hoá doanh nghiệp 72
    3.4.2 Xây dựng hệ thống thông tin và dịch vụ về nhân sự 74
    3.5 Kiến nghị 75
    3.5.1 Kiến nghị với Công ty 75
    3.5.2 Kiến nghị với UBND Tỉnh Long An . 76
    KẾT LUẬN 77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
    PHỤ LỤC 79
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Con người đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động của tổ chức.
    Quản trị con người được các nhà quản trị từ cổ chí kim đến nay đặt lên hàng đầu. Nó là
    chìa khóa của sự thành công cho các doanh nghiệp. Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh
    tranh của công ty, thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản. Con người
    được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại. Nguồn lực từ con
    người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức.
    Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào muốn tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh đều
    phải xem nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản và hết sức quan trọng. Do đó, vai trò của quản
    trị nguồn nhân lực là giúp cho doanh nghiệp, tổ chức đạt được mục tiêu trong công việc.
    Quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp, tổ chức một khi được xây dựng đúng sẽ mang
    lại nhiều lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp. Cụ thể, nó giúp cho doanh nghiệp, tổ chức chủ
    động thấy trước được các khó khăn và tìm biện pháp khắc phục; xác định rõ khoảng cách
    giữa tình trạng hiện tại và định hướng tương lai; tăng cường sự tham gia của những người
    quản lý trực tuyến vào quá trình quản trị nguồn nhân lực; nhận rõ các hạn chế và cơ hội
    của nguồn nhân lực trong tổ chức .
    Tuy nhiên, hiện nay Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công trình Đô thị
    Tân An (sau đây gọi tắt là Công ty CTĐT Tân An) hiện đang đối mặt với những thách
    thức trong quá trình phát triển. Công ty trước đây là một doanh nghiệp Nhà nước (sau đây
    viết tắt là DNNN) làm nhiệm vụ công ích, được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu
    hạn một thành viên, hoạt động theo cơ chế thị trường. Có rất nhiều khó khăn mà công ty
    phải đương đầu như: áp lực phát triển của dân số và đô thị đang gia tăng mạnh tác động
    đến các hoạt động công ích, nguồn vốn trước khi chuẩn bị cổ phần hoá gần như bằng
    không, đặc biệt là chất lượng nhân lực rất thấp mà số lượng lại lớn, hoạt động quản trị
    nguồn nhân lực tại công ty còn chưa hiệu quả vì còn ảnh hưởng tư tưởng của một doanh
    nghiệp Nhà nước.
    Vì những lý do trên tác giả chọn đề tài “Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Công
    trình Đô Thị Tân An - Thực trạng và giải pháp
    ”, qua đó có xem xét thực trạng về nguồn
    nhân lực tại công ty nhằm mong muốn xây dựng, phát triển công ty lên tầm cao mới.


    2
    2. Mục tiêu của đề tài
    Đề tài nhằm đạt được những mục tiêu sau:
    - Xem xét làm rõ các cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực, nguồn nhân lực và
    quản trị nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ công cộng công trình đô thị.
    - Phân tích thực trạng, đánh giá, nhận xét những mặt mạnh và mặt yếu trong công
    tác hoạch định nguồn nhân lực tại công ty và thực hiện nội dung các chức năng của hoạt
    động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CTĐT thị Tân An.
    - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động hoạch định nguồn nhân lực và
    hoàn thiện các chức năng quản trị nguồn nhân lực tại công ty.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là công tác quản trị nguồn nhân lực
    của công ty, giúp công ty có cái nhìn tổng quan hiện tại để từ đó có thể phát triển nguồn
    nhân lực tốt hơn trong giai đoạn sắp tới.
    Phạm vi nghiên cứu và các giải pháp được thực hiện trong đề tài liên quan đến các
    hoạt động và các chức năng quản trị nguồn nhân lực tại công ty, nó chỉ đúng trong một
    thời gian, một môi trường cụ thể nhất định nên phạm vi giới hạn của đề tài được xác định
    gói gọn trong trong khuôn khổ của Công ty CTĐT Tân An.
    Phần điều tra, khảo sát bằng phương pháp sử dụng bảng câu hỏi sẽ được thực hiện
    với quy mô mẫu khoảng 100 mẫu, chủ yếu khảo sát và thu nhập số liệu về các yếu tố như:
    bản chất công việc; các chính sách xã hội; đào tạo - thăng tiến; quan hệ trong công tác,
    đánh giá thực hiện công việc tại công ty .
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài thực hiện trên cơ sở kết hợp nghiên cứu các tài liệu thứ cấp từ các nguồn
    như: các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số liệu, dữ liệu của Công ty trong các năm
    2005-2008, các công trình đã công bố, báo-tạp chí, Internet và các đặc san-chuyên đề liên
    quan trong lĩnh vực dịch vụ công cộng công trình đô thị, các lý thuyết và thực tiễn quản trị
    nguồn nhân lực thực hiện mô tả, so sánh, đối chiếu và suy luận logic .


    3
    Tổ chức khảo sát, thu thập dữ liệu sơ cấp từ nguồn nhân lực tại Công ty để phục vụ
    công tác phân tích thực trạng, nhận xét và đánh giá, định hướng xây dựng giải pháp hoàn
    thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty. Số liệu được so sánh, phân tích, tổng
    hợp bằng hai phần mềm tin học thông dụng trong công tác thống kê là EXCEL và SPSS.
    Sử dụng phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia am hiểu trong
    lĩnh dịch vụ công cộng công trình đô thị để định hướng và xây dựng giải pháp phù hợp cho
    Công ty.
    5. Bố cục của đề tài
    Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm 3 chương chính là:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực ngành công trình đô thị .
    Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty
    Công trình đô thị Tân An.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại
    Công ty công trình đô thị Tân An.
    Vì thời gian và trình độ tác giả có hạn, luận văn không thể tránh được những thiếu
    sót nhất định, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...