Thạc Sĩ Quản trị nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần Nicotex

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Danh mục các chữ viết tắt . i
    Danh mục bảng biểu .ii
    Danh mục hình vẽ iii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài: . 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: . 3
    4. Đóng góp của luận văn 4
    5. Kết cấu luận văn: . 4
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
    QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP . .5
    1.1. Tổng quan tài liệu . 5
    1.1.1. Các tài liệu, công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực
    của doanh nghiệp . 5
    1.1.2. Các công trình nghiên cứu làm rõ những yếu tố tác động và định hướng quản trị
    nguồn nhân lực của doanh nghiệp . 7
    1.1.3. Các công trình nghiên cứu về nghệ thuật - quản trị nguồn nhân lực trong hoạt
    động của doanh nghiệp 8
    1.1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 9
    1.2. Những vấn đề cơ bản về quản trị nguồn nhân lực 9
    1.2.1.Các khái niệm . 9
    1.2.2. Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp . 15
    1.2.3. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực đối với sự phát triển của doanh nghiệp 16
    1.2.4. Xu hướng và thách thức chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
    . 18
    1.2.5. Nội dung quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp 21
    1.2.6. Các tiêu chí đánh giá quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp . 32
    1.2.7. Các yếu tố tác động tới quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp 32
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
    2.1. Nguồn tài liệu, số liệu được sử dụng để nghiên cứu 35
    2.1.1. Nguồn tài liệu, số liệu thứ cấp . 32
    2.1.2. Nguồn tài liệu, số liệu sơ cấp . 32
    2.2. Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu 35
    2.2.1. Phương pháp bàn giấy . 35
    2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả 36
    2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp . 36
    2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu 36
    2.4. Công cụ lập các bảng tập hợp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị
    nguồn nhân lực của Công ty . 36
    Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY CỔ
    PHẦN NICOTEX 37
    3.1. Khái quát chung về Công ty cổ pần Nicotex 37
    3.1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Nicotex . 37
    3.1.2. Các ngành nghề kinh doanh . 37
    3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Nicotex . 38
    3.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2011-2014 . 41
    3.1.5. Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Nicotex 44
    3.2. Công tác quản trị nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần Nicotex . 51
    3.2.1. Công tác lập chiến lược nguồn nhân lực của Công ty . 51
    3.2.2. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty 52
    3.2.3. Công tác lưu chuyển nguồn nhân lực trong Công ty . 57
    3.2.4. Công tác đào tạo và hòa nhập nguồn nhân lực của Công ty 58
    3.2.5. Chính sách tiền lương của Công ty 61
    3.2.6. Chính sách đãi ngộ đối với người lao động . 66
    3.3. Đánh giá chung về công tác quản trị nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần Nicotex 68
    3.3.1. Những kết quả đạt được . 68
    3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 69
    Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Ở
    CÔNG TY CỔ PHẦN NICOTEX TRONG NHỮNG NĂM TỚI .72
    4.1. Bối cảnh mới tác động tới hoạt động quản trị nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần
    Nicotex 72
    4.2. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần
    Nicotex 73
    4.2.1. Lập chiến lược nguồn nhân lực gắn liền chiến lược sản xuất kinh doanh của
    Công ty . 73
    4.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy 77
    4.2.3. Phân cấp đánh giá toàn diện kết quả công việc của nguồn nhân lực . 78
    4.2.4. Bố trí đúng người, đúng việc thông qua hoàn thiện công tác tuyển dụng, luân
    chuyển, đề bạt, bổ nhiệm nguồn nhân lực . 80
    4.3.5. Đảm bảo chế độ trả lương, thưởng, bảo hiểm, trợ cấp hợp lý, khoa học . 81
    4.2.6. Cải cách chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty . 82
    4.2.7. Nâng cao năng lực quản trị điều hành của các nhà quản trị 83
    KẾT LUẬN 85
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 86
    PHỤ LỤC





















    ii

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1. BVTV Bảo vệ thực vật
    2. BHYT Bảo hiểm y tế
    3. BHXH Bảo hiểm xã hội
    4. BHTN Bảo hiểm thu nhập
    5. DN Doanh nghiệp
    6. NNL Nguồn nhân lực
    7. TNDN Thu nhập doanh nghiệp
    8. ILO Tổ chức lao động quốc tế
    9. WB Ngân hàng thế giới














    iii

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 3.1
    Kết quả doanh thu, chi phí, lợi nhuận 03 năm
    (2011,2012,2013)
    42
    2 Bảng 3.2
    So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
    năm 2013 và năm 2014
    43
    3 Bảng 3.3
    Thống kế số lượng NNL toàn hệ thống năm 2011
    và năm 2012
    45

    4 Bảng 3.4
    Thống kê tổng hợp NNL toàn hệ thống năm 2014
    46
    5 Bảng 3.5
    Thống kê độ tuổi NNL toàn hệ thống Công ty năm
    2014
    48
    6 Bảng 3.6
    Thống kê thâm niên công tác tại Công ty tính đến
    năm 2014
    49
    7 Bảng 3.7
    Tổng hợp phiếu điều tra nhân viên về mức độ thỏa
    mãn công việc
    49
    8 Bảng 3.8
    Tổng hợp phiếu điều tra nhân viên về mức độ thỏa
    mãn sau đào tạo
    60
    9 Bảng 3.9
    Thu nhập bình quân toàn hệ thống Công ty từ năm
    2012 – 2014
    62
    10 Bảng 3.10
    Định mức lao động cho sản phẩm áp dụng tạo
    nguồn quỹ tiền lương và cấp lương cho khối sản
    xuất
    63
    11 Bảng 3.11
    Bảng ví dụ tính toán phần cá nhân phải nộp
    BHXH, BHYT, BHTN và thực nhận lương tại
    Công ty Nicotex Hà Nội tháng 01/2015
    64
    12 Bảng 4.1
    Mục tiêu doanh thu năm 2015 của các công ty
    thành viên
    75

    iv

    DANH MỤC HÌNH VẼ

    STT Bảng Nội dung Trang
    1
    Hình 1.1 Quy trình tuyển mộ nguồn nhân lực 25
    2
    Hình 3.1 Mộ hình tổ chức của Công ty cổ phần Nicotex 40
    3
    Hình 3.2 Biểu đồ mô tả trình độ NNL năm 2014 47
    4
    Hình 3.3 Biểu đồ mô tả lao động NNL năm 2014
    47
    5
    Hình 3.4 Biểu đồ mô tả loại hợp đồng lao động năm 2014
    47
    6
    Hình 3.5 Biểu đồ mô tả giới tính NNL năm 2014 47
    7
    Hình 3.6 Sơ đồ quy trình tuyển mộ NNL của Công ty Nicotex 57
    8
    Hình 3.7 Biểu đồ mô tả kinh phí tập huấn từ năm 2011 - 2014 59















    1

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Hơn 5 năm qua, khủng hoảng kinh tế thế giới đã và đang tác động sâu, rộng
    đến nền kinh tế Việt Nam, nhiều doanh nghiệp (DN) đã phải ngừng hoạt động hoặc
    giải thể. Kinh tế thị trường với những phân khúc biến động, cạnh tranh gay gắt, hội
    nhập quốc tế, thanh lọc thị trường; thiếu hụt nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao,
    chính sách tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ đặt ra nhiều vấn đề đối với các
    DN nói chung và DN nhà nước đã cổ phần hóa nói riêng. Các DN này cần có các giải
    pháp đồng bộ để ổn định và phát triển.
    Do khoa học công nghệ, kỹ thuật phát triển, lượng thông tin lớn đa chiều, hàm
    lượng trí tuệ chiếm tỷ trọng cao trong mỗi sản phẩm, kinh tế tri thức trở thành chủ
    đạo của nền kinh tế, nhiều vấn đề mới nảy sinh thì càng khẳng định con người có vai
    trò, vị trí trung tâm trong DN. DN nào biết quản trị tốt NNL, chất lượng NNL được
    nâng cao sẽ góp phần đưa DN vượt qua khó khăn và phát triển. Bởi lẽ, sự thành công
    của DN phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và hiệu suất của người lao động, vấn đề
    quản trị NNL tất yếu trở thành công việc quan tâm hàng đầu của các DN hiện nay.
    Sự nghiệp thành công hay thất bại đều là ở con người, DN hay tổ chức nếu chỉ
    có nguồn tài nguyên, tài chính dồi dào, trang thiết bị hiện đại sẽ trở nên vô ích nếu
    thiếu sự quản trị của con người. C.Mác đã từng ví hoạt động quản trị như công việc
    của một nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc, một dàn nhạc cần tuyển những nhạc công
    giỏi, có những nhạc cụ tốt, dưới sự chỉ huy của một nhạc trưởng giỏi thì ắt tạo ra một
    dàn nhạc tuyệt mỹ. NNL vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho mọi hoạt động sản
    xuất kinh doanh, đóng một vai trò rất lớn quyết định tới sự thành công hay thất bại
    của DN. DN nhà nước đã cổ phần hóa, chuyển từ cung cách bao cấp, cơ chế xin- cho,
    phân bổ, định mức, kế hoạch xơ cứng sang tự hoạch toán, tự xây dựng chiến lược, kế
    hoạch linh hoạt với thị trường, đòi hỏi quản trị NNL tham gia vào hoạt động sản xuất
    kinh doanh cần có sự thích ứng, sáng tạo, chiến lược và linh hoạt hơn.
    Công ty cổ phần Nicotex, được thành lập từ những năm 1990 mới đầu là Xí
    nghiệp thuốc trừ sâu Nicotex thuộc Quân khu 3, Bộ Quốc phòng. Năm 1993, thực
    hiện sắp xếp lại doanh nghiệp theo Nghị định 338 của Hội đồng Bộ trưởng, Xí
    nghiệp thuốc trừ sâu Nicotex được chuyển thành Công ty thuốc Bảo vệ thực vật - Bộ
    Quốc phòng Nicotex (theo quyết định số 459/QĐ ngày 03/8/1993 của Bộ trưởng Bộ 2

    Quốc phòng). Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2000, Doanh nghiệp trực thuộc Tổng
    cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng. Giai đoạn từ tháng 7/2000 đến năm
    2002, DN trực thuộc Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng. Tháng 7/2003, Doanh
    nghiệp thực hiện cổ phần hóa theo Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày
    12/6/1999, Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc
    chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Quyết định số 192/QĐ-BQP
    ngày 05/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc cho phép cổ phần hóa Công
    ty Nicotex.
    Công ty đã không ngừng mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như nhà
    xưởng, máy móc trang thiết bị, chuyển văn phòng chính của Công ty từ tỉnh Thái
    Bình lên TP.Hà Nội, trong nước xây dựng một số văn phòng chi nhánh tại 3 miền
    Bắc, Trung, Nam và ngoài nước mở văn phòng đại diện tại Lào, Campuchia để mở
    rộng thị trường, đồng thời đã thường xuyên chủ động kiện toàn về tổ chức - quản trị
    nhân sự, những năm qua Công ty luôn trên đà phát triển, hoạt động sản xuất kinh
    doanh có thu, trong đó chất lượng quản trị NNL ngày càng được quan tâm. Tuy
    nhiên, đứng trước tình hình kinh tế đất nước tăng trưởng chậm, thị trường tiêu thụ
    sản phẩm nhìn chung chững lại, cạnh tranh khốc liệt giữa các sản phẩm của Công ty
    với các sản phẩm cùng chủng loại được sản xuất trong nước và sản phẩm ngoại nhập,
    bộ máy tổ chức Công ty chuyển đổi từ DN nhà nước sang cổ phần hóa hoạt động
    hiệu quả chưa cao, chất lượng và hoạt động quản trị NNL của Công ty chưa được
    như kỳ vọng, Công ty đã tiến hành một số biện pháp cắt giảm nhân công, cơ cấu lại
    tổ chức, quy định rõ hơn về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ phòng, ban, bộ phận,
    trách nhiệm nhà quản trị nhưng nhìn chung quản trị NNL Công ty còn lúng túng,
    thiếu tầm nhìn chiến lược khoa học, thiếu NNL chất lượng cao, chiến lược sản xuất
    kinh doanh chưa thực sự gắn kết với chiến lược NNL, nơi thừa, nơi thiếu nhân sự,
    chính sách, cơ chế, bộ máy hoạt động còn có những lỗ hổng, chưa phù hợp Thực tế
    này đặt ra câu hỏi mà Công ty cần phải giải đáp để có phương hướng cho những
    năm hoạt động tiếp theo, đó là cần phải làm như thế nào để có thể quản trị NNL của
    một công ty nhà nước đã cổ phần hóa như Nicotex trong bối cảnh hiện nay? Đây là
    câu hỏi lớn rất có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Nhằm góp phần trả lời câu hỏi này nên 3

    tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Quản trị nguồn nhân lực ở Công ty cổ
    phần NICOTEX” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về quản trị NNL, đồng thời phân tích thực
    trạng quản trị NNL ở Công ty cổ phần Nicotex, luận văn nhằm hướng tới việc đưa ra
    những giải pháp tăng cường quản trị NNL ở Công ty trong thời gian tới. Nâng cao
    chất lượng và đảm bảo số lượng NNL ở thời điểm hiện tại, năm kế tiếp và những
    năm tiếp theo, đảm bảo công tác định biên NNL, hiệu suất công việc, chế độ chính
    sách tiền lương phù hợp, hiệu quả, thiết thực, thực hiện sứ mệnh mục tiêu chiến lược
    sản xuất kinh doanh của Công ty.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản trị NNL của DN.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị NNL ở Công ty cổ phần Nicotex giai
    đoạn từ năm 2011đến năm 2014, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và những nguyên
    nhân của những hạn chế.
    - Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị NNL ở Công ty cổ phần Nicotex trong
    thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản trị NNL của Công ty cổ
    phần Nicotex. Đối tượng này được nghiên cứu gắn với những nội dung cụ thể trong
    hoạt động quản trị NNL của DN nói chung trong tình hình hiện nay.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu hoạt động quản trị NNL của Công ty cổ
    phần Nicotex giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 (là khoảng thời gian thuận lợi để
    tác giả thu thập dữ liệu và đảm bảo biên độ thời gian để đánh giá toàn diện quá trình
    hoạt động của Công ty hiện nay).
    - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu hoạt động quản trị NNL tại Công ty cổ
    phần Nicotex và có tham khảo thêm kinh nghiệm của một số DN trong và ngoài nước
    liên quan đến hoạt động này. - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu nội hàm của quản trị NNL là một vấn đề
    rất rộng, vì vậy phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung phân tích những vấn đề
    liên quan tới khái niệm, nội dung, tiêu chí, các yếu tố ảnh hưởng và kết quả hoạt
    động quản trị NNL ở Công ty cổ phần Nicotex.
    4. Đóng góp của luận văn
    - Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về hoạt động quản trị NNL của
    DN nói chung.
    - Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản trị NNL ở Công ty cổ phần Nicotex
    trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, luận văn đề xuất một số giải pháp có tính
    khả thi, nhằm tăng cường quản trị NNL ở Công ty cổ phần Nicotex trong thời gian
    tới.
    - Có thể sử dụng luận văn làm tài liệu nghiên cứu, học tập, tham khảo, phục
    vụ cho việc sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động quản trị NNL như đánh giá công tác
    định biên NNL của DN nói chung và của Công ty cổ phần Nicotex nói riêng.
    5. Kết cấu luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn có kết
    cấu 04 chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan tài liệu và những vấn đề cơ bản về quản trị nguồn nhân
    lực của doanh nghiệp
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần Nicotex
    Chương 4: Một số giải pháp tăng cường quản trị nguồn nhân lực của Công ty
    cổ phần Nicotex trong thời gian tới.
     
Đang tải...