Chuyên Đề Quản trị nguồn nhân lực (202 trang)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

    NỘI DUNG
    1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
    Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management) liên quan đến hai vấn đề cơ bản
    “quản trị” và “nguồn nhân lực”. Quản trị là quá trình làm cho những hoạt động được hoàn thành
    với hiệu quả cao, bằng và thông qua người khác. Vấn đề quản trị có sự phối hợp giữa tính khoa
    học và nghệ thuật lãnh đạo. Các doanh nghiệp đều có nguồn lực, bao gồm tiền bạc, vật chất, thiết
    bị và con người cần thiết để tạo ra hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Hầu
    hết các doanh nghiệp đều xây dựng các thủ tục và qui chế về cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị
    nhằm bảo đảm việc cung cấp đầy đủ chúng khi cần thiết. Tương tự như vậy các doanh nghiệp cần
    phải quan tâm đến qui trình quản lý con người - một nguồn lực quan trọng của nó.
    1.1.1. Nguồn nhân lực
    a. Khái niệm
    Nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận
    dụng ra trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động của con người - một
    nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố của sản xuất của các doanh nghiệp. Nhân lực của doanh
    nghiệp bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong doanh nghiệp.
    b. Vai trò của nguồn nhân lực
    Chương 1: Khái quát về quản trị nguồn nhân lực
    4
    - Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp: Nguồn nhân lực đảm
    bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức. Chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và
    kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là
    những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân văn -
    con người lại đặc biệt quan trọng. Không có những con người làm việc hiệu quả thì tổ chức đó
    không thể nào đạt tới mục tiêu.
    - Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược: Trong điều kiện xã hội đang chuyển
    sang nền kinh tế tri thức, thì các nhân tố công nghệ, vốn, nguyên vật liệu đang giảm dần vai trò
    của nó. Bên cạnh đó, nhân tố tri thức của con người ngày càng chiến vị trí quan trọng: Nguồn
    nhân lực có tính năng động, sáng tạo và hoạt động trí óc của con người ngày càng trở nên quan
    trọng.
    - Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận: Xã hội không ngừng tiến lên, doanh nghiệp ngày
    càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận.Nếu biết khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ
    tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.
    1.1.2. Khái niệm và vai trò của quản trị nguồn nhân lực
    a. Khái niệm quản trị nhân lực
    Khái niệm quản trị nhân lực được trình bày theo nhiều góc độ khác nhau:
    Ở góc độ tổ chức quá trình lao động: “Quản lý nhân lực là lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn,
    điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất (năng lượng, thần kinh, bắp thịt) giữa con người với các yếu
    tố vật chất của tự nhiên (công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lượng .) trong quá trình tạo
    ra của cải vật chất và tinh thần để thoả mãn nhu cầu của con người và xã hội nhằm duy trì, bảo vệ
    và phát triển tiềm năng của con người”.
    Với tư cách là một trong các chức năng cơ bản của quá trình quản trị: Quản trị nhân lực
    bao gồm các việc từ hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát các hoạt động liên quan
    đến việc thu hút, sử dụng và phát triển người lao động trong các tổ chức.
    Đi sâu vào chính nội dung hoạt động của quản trị nhân lực thì “Quản lý nhân lực là việc
    tuyển dụng, sử dụng, duy trì và phát triển cũng như cung cấp các tiện nghi cho người lao động
    trong các tổ chức”.
    Tựu chung lại, quản trị nhân lực được quan niệm trên hai góc độ: nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
    Nghĩa hẹp của quản lý nguồn nhân lực là cơ quan quản lý làm những việc cụ thể như: tuyển
    người, bình xét, giao công việc, giải quyết tiền lương, bồi dưỡng, đánh giá chất lượng cán bộ công
    nhân viên nhằm chấp hành tốt mục tiêu, kế hoạch của tổ chức.
    Xét trên góc độ quản lý, việc khai thác và quản lý nguồn nhân lực lấy giá trị con người làm
    trọng tâm, vận dụng hoạt động khai thác và quản lý nhằm giải quyết những tác động lẫn nhau giữa
    người với công việc, giữa người với người và giữa người với tổ chức.
    Tóm lại, khái niệm chung nhất của quản trị nguồn nhân lực được hiểu như sau: “Quản lý
    nguồn nhân lực là những hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của cá nhân
    vào mục tiêu của tổ chức trong khi đồng thời cố gắng đạt được các mục tiêu xã hội và mục tiêu cá
    nhân”.
    Quan điểm trên dựa trên 4 tiếp cận hiện đại sau đây:
    Chương 1: Khái quát về quản trị nguồn nhân lực
    5
    Tiếp cận về con người: Quản lý nguồn nhân lực là quản lý con người trong một tổ chức, do
    đó phải biết chú ý tới các lợi ích của họ trong quá trình họ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
    Hơn nữa muốn quản lý tốt họ các nhà quản lý phải rất hiểu biết về con người, phải biết tôn trọng
    họ cũng như biết động viên các khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo . còn tiềm ẩn trong mỗi
    người nhân viên. Nhờ đó mà các xã hội và các doanh nghiệp mới có thể thành công và phát triển
    nhanh chóng được.
    Tiếp cận về quản lý: Quản lý là tổng hợp các hoạt động có ý thức nhằm thực hiện các mục
    đích và mục tiêu của tổ chức thông qua các nỗ lực của cá nhân. Quản lý gồm các hoạt động : lập
    kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều phối và kiểm tra. Quản lý nguồn nhân lực là trách nhiệm của mọi
    người quản lý trong tổ chức. Phòng quản lý nguồn nhân lực phải cố vấn, phục vụ cho mọi cán bộ
    quản lý trong đơn vị để họ có thể quản lý ngày càng tốt hơn những người lao động trong bộ phận
    của mình.
    Tiếp cận về hệ thống: Doanh nghiệp là một hệ thống phức tạp và mở ra môi trường bên
    ngoài, mà trong đó mỗi bộ phận và cá nhân là các phân hệ và các phần tử có quan hệ chắt chẽ và
    mật thiết với nhau để thực hiện những mục đích, mục tiêu chung của nó. Chỉ một phần tử nào đó
    không bình thường thì cả doanh nghiệp đó sẽ bị ảnh hưởng.
    Do đó, ngoài việc biết phân công lao động một cách cân đối, hợp lý cho từng cá nhân và
    từng bộ phận, các nhà quản lý còn phải biết tổ chức và tạo lập điều kiện lao động tốt nhất cho họ
    tiến hành sản xuất kinh doanh, cũng như phải biết quan tâm một cách hợp lý và hài hoà nhất đến
    các lợi ích của họ trong quá trình tồn tại cũng như phát triển doanh nghiệp.
    Tiếp cận về mặt chủ động tích cực: ngoài việc tạo lập và duy trì một cách tích cực các cố
    gắng của từng cá nhân và bộ phận trong một tổ chức, quản lý nguồn nhân lực còn phải biết nhìn
    thấy trước được các thách thức cũng như các vấn đề có ảnh hưởng đến con người và kết quả lao
    động của họ, để từ đó có sự chuẩn bị trước, đề phòng trước nhằm làm tăng sự đóng góp một cách
    chủ động và tích cực hơn nữa của tất cả mọi người trước khi các thách thức đó xuất hiện.
    Nhìn chung, doanh nghiệp nào cũng đều có bộ phận quản lý nguồn nhân lực. Bộ phận này
    chủ yếu xây dựng các chế độ, đưa ra các tài liệu tư vấn và những quy định cụ thể có liên quan đến
    quản lý nguồn nhân lực. Phụ trách nguồn nhân lực của doanh nghiệp là một trong những bộ phận
    chính của Tổng giám đốc, có nhiệm vụ phục vụ các ngành trực thuộc bên dưới, tuy nhiên, không
    có quyền ra lệnh cho nhân viên cấp dưới phải tiếp nhận phần phục vụ ấy.
    b. Sự khác biệt giữa quan điểm truyền thống và quan điểm mới về quản trị nhân lực
    - Sự khác biệt quan trọng thứ nhất là:Quản trị nhân sự truyền thống quản lý con người về
    mặt hành chính, là hoạt động áp dụng các nguyên tắc pháp định về trả lương, nghỉ phép, nghỉ lễ
    hưu trí nhằm mục đích quản lý con người. Quản lý nguồn nhân lực hiện đại có chức năng rộng
    hơn quản lý nhân sự truyền thống.
    - Sự khác biệt quan trọng thứ hai giữa quản lý nguồn nhân lực hiện đại với quản lý nhân sự
    truyền thống là: Quản trị nhân sự thiên về quản lý cá nhân, quản lý họ một cách tuyệt đối; Quản lý
    nguồn nhân lực hiện đại coi việc đào tạo và giáo dục thường xuyên. Đầu tư cho việc này ngày một
    tăng cao.
    - Sự khác nhau quan trọng thứ ba giữa quản lý nguồn nhân lực hiện đại với quản lý nhân sự
    truyền thống là: Trước kia, cơ quan nhân sự truyền thống chỉ tồn tại như một bộ phận cấu thành
    của tổ chức. Cách thức làm cho công tác này có hiệu quả chủ yếu là hạ thấp tối đa chi phí cho việc
    Chương 1: Khái quát về quản trị nguồn nhân lực
    6
    quản lý nhân sự. Còn quản lý nguồn nhân lực hiện đại thì thông qua thực hiện nhiều chức năng
    quản lý mang lại hiệu quả kinh tế cho tổ chức.
    - Sự khác nhau quan trọng thứ tư giữa quản lý nguồn nhân lực hiện đại với quản lý nhân sự
    truyền thống những là: Quản lý nguồn nhân lực tiến hành việc quản lý cán bộ, công nhân viên về
    nhân bản. Quản lý nguồn nhân lực hiện đại coi cán bộ, công nhân viên là “Người xã hội”, khác
    với quản lý nhân sự coi cán bộ, công nhân viên là “người kinh tế”.
    1.1.3. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
    Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều
    phải hội đủ hai yếu tố, đó là nhân lực và vật lực. Trong đó, nhân lực đóng vai trò cực kỳ quan
    trọng, có tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
    Một là, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các doanh nghiệp muốn tồn
    tại và phát triển buộc phải cải tiến tổ chức của mình theo hướng tinh giảm gọn nhẹ, năng động,
    trong đó yếu tố con người mang tính quyết định.
    Con người - với kỹ năng, trình độ của mình, sử dụng công cụ lao động tác động vào đối
    tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng hoá cho xã hội. Quá trình này cũng được tổ chức và điều
    khiển bởi con người. Con người thiết kế và sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ, kiểm tra chất lượng,
    đưa sản phẩm ra bán trên thị trường, phân bố nguồn tài chính, xác định các chiến lược chung và
    các mục tiêu cho tổ chức. Không có những con người làm việc có hiệu quả thì mọi tổ chức đều
    không thể nào đạt đến các mục tiêu của mình.
    Hai là, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển kinh tế buộc các nhà quản trị
    phải biết làm cho tổ chức của mình thích ứng. Do đó, việc thực hiện các nội dung hoạch định,
    tuyển dụng, duy trì, phát triển, đào tạo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con người
    thông qua tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu đã định trước là vấn đề quan tâm hàng đầu.
    Ba là, nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho nhà quản trị đạt được mục đích, kết quả
    thông qua người khác. Một quản trị gia có thể lập kế hoạch hoàn chỉnh, xây dựng sơ đồ tổ chức rõ
    ràng, có hệ thống kiểm tra hiện đại chính xác, v.v nhưng nhà quản trị đó vẫn có thể thất bại nếu
    không biết tuyển đúng người cho đúng việc, hoặc không biết cách khuyến khích nhân viên làm
    việc. Để quản trị có hiệu quả, nhà quản trị cần biết cách làm việc và hòa hợp với người khác, biết
    cách lôi kéo người khác làm cho mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...