Tiểu Luận Quản trị Logistics : Thực trạng Dữ trữ ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Hiện nay, hàng dự trữ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp( thông thường chiếm từ 40 đến 50%). Do đó, việc quản lí, kiểm soát tốt hàng dự trữ có ý nghĩa cực kì quan trọng, nó góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành, liên tục, nhịp nhàng đồng thời đạt hiệu quả cao.
    Quản trị dự trữ là một bộ phận quan trọng của quản trị Logistics. Bản thân vấn đề dự trữ chứa đựng hai mặt đối lập nhau. Nếu dự trữ nguyên liệu, sản phẩm, hàng hóa, không đủ về số lượng, chủng loại hoặc không đạt yêu cầu về chất lượng thì hoạt động kinh doanh, hoạt động logistics không thể diễn ra liên tục, nhịp nhàng và tất nhiên không hiệu quả. Còn ngược lại, nếu dự trữ quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng hàng hóa bị ứ đọng, vòng quay của vốn chậm, chi phí cho hoạt động kinh doanh, hoạt động logistics tăng và cũng là cho hoạt động không hiệu quả.
    Dự trữ là việc lưu giữ những hàng hoá hay nguyên liệu trong kho của chính doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp cũng như nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh người ta cần xem xét thận trong yếu tố chi phí dự trữ nhằm đảm bảo cạnh tranh trong kinh doanh. Hệ thống sản xuất "đúng thời điểm" hay còn gọi là “không kho” (JIT- Just in time) được hình thành xuất phát từ quan điểm như vậy. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay, phương pháp truyền thống để quản lý dự trữ vẫn còn quan trọng và cần thiết, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Trong phần này giới thiệu những yếu tố cơ bản của quản lý dự trữ truyền thống, một số mô hình kỹ thuật thông dụng để quản lý dự trữ hiệu quả. Trong đó: (1). Quản lý dự trữ, (2). Dữ liệu dự trữ, (3). Kiểm kê hàng hoá, là những nội dung chính của phần này.
    Dự trữ đóng vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, thuận tiện và nhịp nhàng; hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả.
    Mặc dù, chúng em đã rất nỗ lực và cố gắng thu thập thông tin, tìm kiếm tài liệu nhưng với những hiểu biết còn hạn chế về vấn đề này vì Quản trị Logistics là một môn học hoàn toàn mới mẻ mà từ trước đến nay chúng em chưa từng được tiếp cận. Ngoài ra, cùng với thời gian chuẩn bị cho bài tiểu luận không dài, chúng em không thể tránh được những sai sót. Chúng em rất mong nhận được mong sự góp ý và bổ sung quý báu từ phía thầy để bài tiều luận được hoàn thiện hơn.
    Xin chân thành cảm ơn thầy!


    Phụ Lục
    Lời Nói Đầu 7
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

    1.1 Khái niệm dự trữ 9
    1.1.1 Tại sao phải dự trữ 9
    1.1.2 Khái niệm 10
    1.1.3 Thế nào là quản lý dự trữ 10
    1.1.4 Cách tính dự trữ 11
    1.1.5 Lợi ích của quản lý dự trữ 12
    1.2 Phân Loại Dự Trữ 13
    1.2.1 Phân loại theo vị trí của hàng hóa trên dây chuyền cung ứng 13
    1.2.2 Phân loại theo nguyên nhân hình thành dự trữ 13
    1.2.3 Phân loại theo công dụng 14
    1.2.4 Phân loại theo giới hạn dự trữ 14
    1.2.5 Phân loại theo kỹ thuật phân tích ABC 14
    1.3 Chi Phí Dự Trữ 15
    1.4 Các Mô Hình Quản Trị Dự Trữ 17
    1.4.1 Mô hình mức đặt hàng tối ưu (EOQ – Economic Order Quantity) 17
    1.4.2 Mô hình mức đặt hàng theo sản xuất (POQ – Production Order Quantity Model) 21
    1.4.3 Mô hình dự trữ thiếu (BOQ – Back Order Quantity Model) 22
    1.4.4 Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model) 23
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH DỰ TRỮ Ở NƯỚC TA 24
    2.1. Vài Nét Về Dự Trữ Hàng Hóa Ở Nước Ta 24
    2.2. Thực Trạng Tình Hình Dự Trữ Vật Tư Công Ty Cao Su Sao Vàng 26
    2.2.1. Vài nét về công ty 26
    2.2.2. Thực trạng tình hình dự trữ vật tư 27
    2 3. Ví Dụ Về Dự Trữ 29
    Chương 3 : KẾT LUẬN 30
    Tài Liệu Tham Khảo 31
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...