Tài liệu Quản trị lao động và tiền lương trong doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP


    A. Quản trị lao động
    I. Khái quát về quản trị lao động
    ã 1. Vai trò của yếu tố lao động trong DN:
    Lao động là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là nhân tố đóng vai trò sáng tạo. Lao động luôn được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, đối với việc sáng tạo ra và sử dụng các yếu tố khác của quá trình sản xuất. Vì vậy, lao động là nhân tố có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
    2. Đặc điểm của yếu tố lao động:
    Muốn thực hiện các hoạt động lao động cần có sức lao động. Sức lao động tồn tại trong cơ thể sống của con người. Tuy nhiên, không phải mọi người đều có sức lao động giống nhau mà khả năng lao động của mỗi lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sức khỏe, đào tạo, tuổi tác, giới tính vấn đề sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, khai thác tối đa tiềm năng lao động của mỗi người là một yêu cầu đối với công tác quản trị lao động.
    Lao động là một bộ phận cơ bản cấu thành tổ chức. Phục vụ lợi ích con người là mục tiêu của mọi tổ chức. Đảm bảo lợi ích của người lao động bao giờ cũng là một trong các mục tiêu mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.
    3. Khái niệm về quản trị lao động
    QTLĐ là quá trình sáng tạo và sử dụng tổng thể các công cụ, phương tiện, phương pháp và giải pháp khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất năng lực, sở trường của người lao động nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và từng người lao động trong doanh nghiệp.
    Thực chất của quản trị doanh nghiệp là quản trị con người. Để quản trị doanh nghiệp có hiệu quả người ta tập trung vào các giải pháp quản trị nhân lực; thông qua đó, thực hiện việc quản trị các yếu tố khác của quá trình sản xuất. Người lao động trong doanh nghiệp vừa là đối tượng quản trị, trong nhiều trường hợp lại vừa là chủ thể quản trị.
    Quản trị lao động có mục tiêu giảm thiểu chi phí kinh doanh sử dụng lao động, tăng năng suất lao động, bảo đảm chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, tăng hiệu quả của hoạt động sxkd của DN. Bên cạnh đó, quản trị lao động còn nhằm mục tiêu rất cơ bản là ngày càng bảo đảm tôn trọng và nâng cao phẩm giá con người, phát huy nhân cách và sự thỏa mãn trong lao động và phát triển khả năng tiềm tàng của họ.
    ã
    ã
    ã
    ã 4. Nội dung của QTLĐ: bao gồm
    ã - Công tác tuyển dụng lao động
    ã - Sử dụng đội ngũ lao động
    ã - Phát triển đội ngũ lao động
    ã 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến QTLĐ
    ã - Xu thế cạnh tranh ngày càng mang tính khu vực hóa, quốc tế hóa
    ã - Xu hướng đa dạng hóa đội ngũ lao động
    - Xu hướng thay đổi kỹ thuật – công nghệ ngày càng nhanh chóng
    ã - Xu hướng phát triển văn hóa – xã hội
    6. Xác định nhu cầu về lao động
    a. Căn cứ xác định nhu cầu lao động
    - Khối công việc hay khối lượng sản phẩm cần hoàn thành trong kỳ
    - Phân tích công việc làm cơ sở để xác định lượng lao động hao phí cần thiết
    - Trình độ trang bị kỹ thuật có khả năng thay đổi về công nghệ kỹ thuật
    - Cơ cấu tổ chức quản lý, sự thay đổi về các hình thức tổ chức lao động
    - Khả năng nâng cao chất lượng và năng suất lao động của nhân viên
    - Tỷ lệ nghỉ việc trong nhân viên
    - Khả năng tài chính của DN
    b. Phương pháp xác định nhu cầu lao động
    ã * Xác định số lượng công nhân sản xuất: căn cứ theo định mức lao động hao phí để SX 1 đơn vị SP
    ã [​IMG]
    ã [​IMG]

    Trong đó
    Q[SUB]i[/SUB] : số lượng sản phẩm m doanh nghiệp dự định sản xuất trong năm.
    Đt[SUB]i[/SUB]: định mức thời gian để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm
    ĐS[SUB]i [/SUB]: định mức sản lượng sản phẩm trong 1 đơn vị thời gian
    Tbq: thời gian lm việc bình qun của công nhân trong năm.
    7. Định mức lao động trong doanh nghiệp (tài liệu)
    ĐMLĐ là lượng lao động hao phí lớn nhất không được phép vượt quá để hoàn thành 1 đơn vị SP hoặc 1 chi tiết Sp hoặc 1 bước công việc theo tiêu chuẩn chất lượng qui định trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế xã hội nhất định.








    II. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm sức lao động
    Ở đây trình bày các biện pháp cơ bản nhằm tăng năng suất lao động (NSLĐ) trong doanh nghiệp (DN), có thể chia 3 nhóm biện pháp lớn sau:
    1. Nhóm 1: các biện pháp thuộc về lĩnh vực kỹ thuật: như việc phát huy sáng kiến; cải tiến kỹ thuật; áp dụng kỹ thuật mới và công nghệ tiên tiến, biện pháp này tác động tới NSLĐ biểu hiện ở 2 mặt:
    a. Năng suất tăng do cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng thiết bị mới:
    Wk = Nm*Hc*Ht
    Trong đó:
    Wk: Tỷ lệ tăng NSLĐ do áp dụng kỹ thuật mới
    Nm: Tỷ lệ tăng NSLĐ do cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng kỹ thuật mới
    Hc: Tỷ trọng công nhân sử dụng kỹ thuật mới hoặc cải tiến
    Ht: Hệ số thời gian áp dụng
    b. Năng suất tăng do giảm tỷ lệ phế phẩm:
    [​IMG]
    Trong đó:
    Wp: Tỷ lệ tăng NS do giảm tỷ lệ phế phẩm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...