Luận Văn QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ chuẩn bị kinh doanh Giày Converse Việt Nam – Công ty Cổ Phần Giày Việt (

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI THỰC HÀNH
    MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ


    Tên sản phẩm: Giày Converse Việt Nam – Công ty Cổ Phần Giày Việt (VINAGIAY)
    Tên thị trường: Nhật Bản
    Hình thức kinh doanh quốc tế: Xuất khẩu

    MỤC LỤC: Trang
    A. CHUẨN BỊ KINH DOANH . 4
    I. THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN PHẨM 4
    1. Thông tin sản phẩm 4
    2. Thông tin thị trường 4
    II. CHUẨN BỊ ĐIỀU TRA 7
    1. Phiếu điều tra thị trường 7
    2. Tiêu chuẩn nhân viên điều tra . 13
    3. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu . 15
    4. Xác định mẫu đối tượng điều tra . 16
    III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH . 18
    1. Môi trường vĩ mô 18
    1.1 Môi trường kinh tế . 18
    1.2 Môi trường chính trị 20
    1.3 Môi trường pháp luật 20
    1.4 Môi trường văn hoá, xã hội, con người 22
    1.5 Môi trường tự nhiên . 23
    1.6 Môi trường công nghệ 24
    2. Môi trường Vi mô 15
    2.1 Đối thủ cạnh tranh 25
    2.2 Khách hàng . 28
    2.3 Sản phẩm thay thế 28
    2.4 Sức ép của nhà cung ứng . 28
    IV. PHÂN TÍCH SWOT 29
    1. Điểm mạnh 29
    2. Điểm yếu . 30
    3. Cơ hội 30
    4. Thách thức . 31
    5. Chiến lược . 32
    B. ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG 35
    1. Lựa chọn phương thức giao dịch và giải thích . 35
    2. Chuẩn bị đàm phán . 35
    2.1 Xác định mục tiêu, nhu cầu đàm phán . 35
    2.2 Thời gian, địa điểm 36
    2.3 Thành lập đoàn đàm phán 37
    2.4 Dự kiến ngân sách . 38
    2.5 Lựa chọn phương thức đàm phán 38
    2.6 Dự kiến các điều kiện cho thoả thuận 39
    3. Tiến hành đàm phán 41
    3.1 Hỏi hàng 42
    3.2 Chào hàng . 42
    3.3 Hoàn giá 45
    3.4 Chấp nhận . 45
    3.5 Ký kết hợp đồng 46
    C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG . 55
    1. Mở L/C và kiểm tra L/C 55
    1.1 Mở L/C 55
    1.2 Kiểm tra L/c . 61
    2. Thu gom, đóng gói, kẻ ký mã hiệu 61
    3. Thực hiện thủ tục xin C/O . 62
    4. Kiểm tra phẩm chất SP . 64
    5. Khai báo hải quan . 65
    6. Xin giấy phép xuất khẩu . 69
    7. Nộp thuế . 70
    8. Thanh toán 77

    A. CHUẨN BỊ KINH DOANH
    I. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG
    Cùng với hàng dệt may, các sản phẩm giày của Việt Nam đang được nhiều người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng, góp phần đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ 3, sau Trung Quốc và Italia về thị phần giày xuất khẩu tại thị trường Nhật Bản. Với mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ và mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm mới, độc đáo, sáng tạo hơn. Công ty Cổ phần Giày Việt đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Sản phẩm chủ yếu mà công ty trú trọng là Giày Converse Việt Nam.
    1. Giới thiệu về sản phẩm Giày Converse Việt Nam(nguồn ww.vinagiay.com)
    Xu hướng thời gian qua mỗi giai đoạn thì mỗi khác nhưng có những tên tuổi không bao giờ lạc hậu theo năm tháng. Công ty Cổ Phần Giày Việt đã thiết kế Giày Converse Việt Nam với kiểu dáng độc đáo, không cầu kỳ, hầm hố mà rất thanh lịch, đơn giản, nhẹ nhàng, phù hợp với nhiều loại trang phục và với mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.
    Với những nghiên cứu cụ thể tại các thị trường mà Giày Converse sẽ hướng tới, công ty Cổ Phần Giày Việt đã cho ra đời những sản phẩm mới, phù hợp hơn với từng khu vực. Được thiết kế với kiểu dáng, chất liệu cao cấp và mẫu mã đa dạng. Giày Converse VN sẽ mang đến cho người tiêu dùng một cảm giác thoải mái, độc đáo, trẻ trung, năng động.
    2. Giới thiệu về thị trường Nhật Bản
    (Nguồn http://www.baomoi.com/Thi-truong-Nhat-Ban-Tiem-nang-va-thach-thuc/45/8525560.epi)
    Với tiềm năng thị trường lớn và môi trường pháp lý, kinh tế ngày càng thuận lợi, dân số đông và có mức sống cao, nhu cầu tiêu thụ giày dép cao nên các doanh nghiệp Việt có thể tìm thấy nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn diện giữa 2 nước và làm tăng thêm lợi ích cho Công Ty. Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản đã phát triển tốt đẹp và bền vững với lịch sử quan hệ gần 40 năm kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật Bản – ASEAN, 2 bên đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt – Nhật năm 2008, tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho sự phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa 2 nước.
    Năm 2011, dù Nhật Bản phải chịu đại thảm họa động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân trầm trọng, nhưng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, công nghiệp và đầu tư giữa 2 nước vẫn phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản đã đạt 21,1 tỷ USD năm 2011, tăng hơn 26% so với 16,7 tỷ USD năm 2010. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam - Nhật Bản đạt 10,7 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2010. Nhiều mặt hàng Việt Nam từ lâu đã thâm nhập và có chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản như thủy sản, may mặc, đồ gỗ, cà phê, sản phẩm nhựa, đồ da, giày dép . Trong 3 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã đạt 3,1 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2,5 tỷ USD. Về đầu tư, trong 3 tháng đầu năm 2012, Nhật Bản cũng là nhà đầu tư dẫn đầu trong số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,3 tỷ USD, chiếm 88,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản đã, đang và luôn là thị trường tiêu thụ lớn và nhiều tiềm năng với Việt Nam. Việt Nam đã có nhiều cơ hội nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu chất lượng cao từ Nhật Bản cùng nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản, dệt may, giày, dép và nhất là gia tăng nguồn vốn từ dòng đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản.
    Mong muốn khai thác triệt để thị trường tiêu thụ rộng lớn này, Công ty Cổ Phần Giày Việt đã thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, nhằm tạo cơ hội phát triển bền vững cho Công ty. Tại Nhật Bản thì chất lượng, kiểu dáng thời trang là những yếu tố tạo nên sự thành công của sản phẩm, nét độc đá và đặc biệt của sản phẩm sẽ có sức hút lớn đối với người tiêu dùng Nhật Bản. Nhìn chung, thị trường Nhật Bản hiện tại và trong tương lai là thị trường rất tiềm năng mà các doanh nghiệp đang hướng tới.

    II. CHUẨN BỊ ĐIỀU TRA
    1. Phiếu điều tra thị trường
    Một cuộc điều tra nhằm vào lứa tuổi từ 16 – 30 tại Nerima – Tokyo – Nhật Bản.
    Chúng tôi đang thực hiện một cuộc điều tra về sản phẩm giày Converse Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Rất mong các bạn quan tâm và đưa ra ý kiến của mình về sản phẩm của chúng tôi.
    Xin quý khách hàng vui lòng điền thông tin vào mẫu sau:
    Họ và tên:
    Địa chỉ:
    Tuổi: .
    Giới tính:
    Nghề nghiệp:
    Ø Bạn đã từng sử dụng sản phẩm Giày Converse Việt Nam hay chưa?
    A. Đã từng
    B. Chưa từng
    · Nếu bạn chọn phương án A, xin vui lòng điền thông tin vào những câu hỏi dưới đây
    1. Bạn biết đến sản phẩm Giày converse Việt Nam qua phương tiện nào?
    A. Qua bạn bè giới thiệu
    B. Qua Internet
    C. Qua báo, đài, ti vi
    D. Ý kiến khác
    2. Bạn quan tâm đến điều gì khi mua sản phẩm Giày Converse Việt Nam?
    A. Giá cả
    B. Chất liệu
    C. Kiểu dáng
    D. Sở thích
    E. Tính năng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...