Luận Văn Quản trị kinh doanh Makerting

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: Cơ sở lý luận của quản trị kinh doanh Makerting
    I. Khái niệm, vai trò của quản trị Marketing.
    1. Khái niệm công ty thương mại theo quan điểm Marketing:
    Từ góc độ macro- marketing, công ty thương mại được hiểu là một đơn vị kinh doanh
    thương mại độc lập, được tổ chức theo quan điểm phân công lao động xã hội và Marketing
    thương mại thoả mãn nhu cầu thị trường xã hội.
    Như vậy, không phải bất kỳ 1 DNTM nào cũng là và đã trở thành công ty thương mại.
    Điều này chủ yếu phụ thuộc vào những qui tắc pháp luật và bản thân mức độ độc lập của
    đơn vị kinh doanh trên 3 mặt:
    - Mức độ độc lập về tài sản
    - Mức độc lập tác nghiệp
    - Mức độc lập về pháp luật
    Trên góc độ micro- marketing, công ty thương mại được hiểu là một chỉnh thể tổ chức và
    công nghệ tiếp thị bán hàng trên thị trường, mục tiêu của nó là bao gồm một tổ hợp các đơn vị
    DNTM (của hàng, trạm, kho ) và các cơ cấu quản trị.
    Với góc độ tiếp cận này, các quá trình kinh doanh của công ty thương mại được thực hiện
    trong phạm vi quản trị, điều hành và tác nghiệp mục tiêu các quan hệ tổ chức xác định so sánh
    với các loại hình công ty có đặc trưng sản xuất khác, công ty thương mại có đặc trưng sau:
    - Trình độ tán xạ lớn hơn các hoạt động cơ bản
    - Tính phức hợp và phân hoá cao của cấu trúc tổ
    - Tỷ trọng lao động sống lớn
    - Tính nhất thể hoá hữu cơ các hoạt động thương mại.
    Từ những phân định trên về khái niệm công ty thương mại, cần nhận thức rằng để đáp ứng
    đúng khái niêm công ty thương mại, không phải bất kỳ 1 kiểu và trình độ tổ chức DNTM nào
    cũng có bản chất tổ chức công ty thương mại hợp lý và hợp thức.
    2. Điều kiện hoạt động của công ty thương mại:
    Một công ty khi hoạt động kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện về pháp lí và
    năng lực hành vi tức là phải có tính hợp pháp và có khả năng hoạt có hiệu quả.
     Về năng lực pháp lí:
    Công ty cần có những điều kiện sau
    - Phải được nhà nước thành lập hoặc thừa nhận và bảo hộ
    - Phải có tài khoản riêng ở ngân hàng tự chủ về tài chính
    - Độc lập về tài sản có kết cấu tài sản phù hợp với lĩnh vực kinh doanh mà công ty
    đăng ký
    - Độc lập, bình đẳng trong các quan hệ xã hội: Có trụ sở, tên gọi con dấu riêng, độc
    lập giao dịch, có cơ cấu tổ chức riêng, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt
    dộng kinh doanh của mình
     Về năng lực hành vi:
    Công ty cần phải đáp ứng được các yêu cầu theo luật thương mại, luật hợp đồng kinh
    tế
    - Tính hợp pháp thành lập, có giấy phép kinh doanh hoạt động đúng lĩnh vực cho
    phép, đúng pháp luật
    - Có bộ máy tổ chức, hệ công nghệ thích hợp đảm bảo cho lĩnh vực kinh doanh mà
    công ty tham gia.
    - Có năng lực tài chính: Đủ vốn pháp định, có khả năng huy động vốn 1cách hợp
    pháp.
    - Có năng lực chịu trách nhiệm về tài sản và pháp luật
    Như vậy, nếu một công ty có được năng lực pháp lý như là điều kiện cần thì năng lực
    hành vi là điều kiện đủ để xác lập tư cách pháp nhân hợp lý. Nếu như những điều kiện qui
    định năng lực pháp lý tạo ra tiền đề cho sự độc lập và đảm bảo cho kinh doanh thì năng lực
    hành vi quyết định những quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ luật định của công ty
    thương mại.
    3. Chức n
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...