Luận Văn Quản trị khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu chè tại Tổng công ty chè Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quản trị khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu chè tại Tổng công ty chè Việt Nam
    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU

    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization) và hội nhập kinh tế thế giới mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, cũng sẽ không ít những khó khăn, thách thức chờ đợi chúng ta. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có được các chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài và tạo được vị thế của mình trên thị trường thế giới.
    Năm 2009 là năm nền kinh tế thế giới còn chịu những dư âm của khủng hoảng tài chính thế giới và đang dần bước khắc phục và vực dậy nền kinh tế với nhiều khó khăn và thách thức. Do đó, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với môi trường kinh doanh khó khăn đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Những biến động trên lĩnh vực tài chính ngân hàng như tỷ lệ lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát, giá nguyên – nhiên – vật liệu và mọi chi phí đầu vào không ngừng tăng, hợp đồng xuất khẩu giảm, khách hàng thanh toán chậm Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào có thể tồn tại được, duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
    Qua thời gian thực tập, nghiên cứu và tổng hợp kết quả điều tra, nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của công tác quản trị, đặc biệt là quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp trước tình hình hiện nay, em đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình. Em thấy đề tài này rất phù hợp với một luận văn tốt nghiệp, bên cạnh đó nó cũng đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay tại doanh nghiệp.
    1.2 . XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI
    Qua thời gian thực tập và khảo sát chuyên sâu tại doanh nghiệp, em nhận thấy có một số vấn đề trong khâu quản lý khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu chè của TCT chè Việt Nam, đặc biệt là bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp đến công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp. Từ yêu cầu thực tế đó, em thấy doanh nghiệp cần phải có cái nhìn đúng đắn hơn về tầm quan trọng của công tác quản trị khoản phải thu, đồng thời có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị khoản phải thu của TCT.
    Căn cứ vào yêu cầu thực tế của doanh nghiệp cần hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu và căn cứ vào tầm mức của một luận văn tốt nghiệp Đại học, em lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Quản trị khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu chè tại Tổng công ty chè Việt Nam”.
    1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.3.1 Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về Quản trị khoản phải thu trong hoạt động xuất nhập khẩu
    Dựa vào các kiến thức đã được giảng dạy tại trường về quản trị khoản phải thu, dựa vào giáo trình chính thống do Trường Đại học Thương Mại phát hành và các thông tin đáng tin cậy từ các nguồn khác nhau, em đã làm rõ một số lý luận cơ bản về các vấn đề liên quan đến Quản trị khoản phải thu tại các doanh nghiệp nói chung. Mọi lý luận đều có cơ sở chính xác và gắn liền với đề tài nghiên cứu của em.
    1.3.2 Khảo sát tình hình thực tế tại doanh nghiệp
    - Qua thông tin sơ cấp thu được từ phiếu điều tra, phỏng vấn các vị lãnh đạo của doanh nghiệp, với mục tiêu thu thập thông tin để có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động quản trị khoản phải thu tại doanh nghiệp từ đó có thể tìm ra được những nguyên nhân gây ra tình trạng kém hiệu quả của công tác quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp.
    - Căn cứ vào kết quả thu thập dữ liệu thứ cấp để phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tại TCT, những điểm mạnh, điểm yếu, những thành công cũng như những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản trị khoản phải thu của TCT.
    - Dựa vào tình hình hoạt động hiện nay cũng như sự thay đổi trong tương lai để đưa ra những dự báo biến động có thể xảy ra đối với công tác quản trị khoản phải thu của TCT, để từ đó có thể đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác này.
    1.3.3 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp
    Qua quá trình tổng hợp, phân tích và so sánh kết quả tình hình khoản phải thu, tìm ra những yếu kém, hạn chế còn tồn tại, từ đó em xin đề xuất một số giải pháp để nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản trị khoản phải thu của TCT.
    Bên cạnh đó là những đề xuất, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, cơ quan pháp lý, với hệ thống tài chính cũng như với Hiệp hội ngành chè liên quan đến quản trị khoản phải thu nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của TCT nói chung và công tác quản trị khoản phải thu nói riêng.
    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại TCT chè Việt Nam, một doanh nghiệp đã có bề dày hoạt động và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Nhưng do khả năng có hạn nên em chỉ nghiên cứu vấn đề trên quy mô nhỏ, trong phạm vi quản lý khoản phải thu trong hoạt động xuất khẩu của TCT là chủ yếu.
    - Về thời gian: dữ liệu thứ cấp em thu thập và phân tích chỉ trong 3 năm từ 2007-2009. Có thể nói, 3 năm không thể phản ánh đầy đủ và chính xác hoạt động thực tế của TCT nhưng nó cũng phần nào cho thấy kết quả hiện tại trong thời gian gần đây nhất, đồng thời cho thấy rõ hiệu quả của công tác quản trị khoản phải thu của TCT tại thời điểm nghiên cứu.
    - Giới hạn đối tượng nghiên cứu: quy mô và đối tượng nghiên cứu của doanh nghiệp là rất lớn, nhưng em chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi khoản phải thu của khách hàng tại doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu chè của TCT chè Việt Nam là chính.
    1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
    Bên cạnh cam kết về công trình nghiên cứu của mình, lời mở đầu, lời cảm ơn cũng như các danh mục bảng biểu, sơ đồ, từ viết tắt, các danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn bao gồm 4 chương chính:
    - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài với mục tiêu nêu ra những vấn đề cơ bản cần giải quyết trong phạm vi luận văn tốt nghiệp, dựa trên yêu cầu thực tế tại doanh nghiệp, đồng thời giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn trong điều kiện của mình.
    - Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về Quản trị khoản phải thu. Trong chương này sẽ nêu ra một số định nghĩa, khái niệm cơ bản cũng như lý thuyết của vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó là nêu tổng quan tình hình những nghiên cứu của những công trình năm trước liên quan đến quản trị khoản phải thu từ đó đưa ra những nhận định về nội dung cũng như sự khác biệt của mình đối với những công trình đó.
    - Chương 3: Các phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề quản trị khoản phải thu tại doanh nghiệp. Chương này sẽ nêu ra các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, từ dữ liệu sơ cấp đến dữ liệu thứ cấp của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá kết quả doanh nghiệp có được trong 3 năm gần đây.
    - Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu. Ở chương này là những đánh giá, nhận xét về thực trạng hoạt động quản trị khoản phải thu nói riêng của doanh nghiệp. Tiếp đó là những dự báo về sự thay đổi của khoản phải thu trong tương lai gần nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể hơn với vấn đề. Cuối cùng là những đề xuất, kiến nghị đối với bản thân doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức có liên quan khác.
     
Đang tải...