Thạc Sĩ Quản trị khoản phải thu tại các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở ĐầU
    ​​

    1. Lý do chọn đề tài

    Hiện nay Việt Nam là hội viên của vùng thương mại tự do Đông Nam á (AFTA), tổ chức hợp tác kinh tế á Châu – Thái Bình Dương (APEC), và ASEM. Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ (BTA), hiệp định đầu tư Việt – Nhật (JVIA), và trên 70 hiệp định thương mại với những nước khác. Đây là những bước chuẩn bị cho gia nhập cơ quan mậu dịch thế giới (WTO), một mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập vào thị trường quốc tế.
    Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì các quan hệ tín dụng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Sự phát sinh nợ là một yếu tố tất nhiên trong hoạt động kinh doanh, trong đó bao gồm cả tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Tình trạng nợ nần và việc kiểm soát nợ cần được nhìn nhận từ cả hai góc độ: bên cung cấp tín dụng (chủ nợ) và bên đi vay (khách nợ). Nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với mức độ rủi ro tín dụng rất cao, trong đó rủi ro về tổn thất nợ khó đòi là một trong những nhân tố cần được kiểm soát chặt chẽ. Trong nhiều trường hợp, tổn thất nợ đọng giữa các doanh nghiệp đang tiếp tục gia tăng, làm suy giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, thậm chí dẫn tới nguy cơ phá sản.
    Gia nhập vào WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn trên các thị trường vốn thế giới, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và việc mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc mở rộng các quan hệ tín dụng, nợ nần chắc chắn sẽ gia tăng. Chính vì thế doanh nghiệp nào có chính sách bán chịu hợp lý, nghiên cứu, ứng dụng các công cụ quản trị nợ kịp thời sẽ trụ vững và phát triển, ngược lại sẽ phải đối diện với nguy cơ phá sản. Xuất phát từ tầm quan trọng này, việc chọn đề tài “Quản trị khoản phải thu tại các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam” là thiết thực và có ý nghĩa.
    2. Mục đích của đề tài
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm:
    Tìm hiểu tình hình kinh doanh và thực trạng các khoản phải thu tại các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu các phương pháp quản trị khoản phải thu và các kinh nghiệm quản trị khoản phải thu, tác giả sẽ đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng nợ nần dây dưa, tồn đọng tại các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung của đề tài liên quan đến các lĩnh vực như:
    + Nghiên cứu và đánh giá thực trạng các khoản phải thu của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam.
    + Nghiên cứu chính sách quản trị nợ phải thu tại các doanh nghiệp ngành xây
    dựng Việt Nam.
    + Nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành về dự phòng các khoản phải thu khó đòi, xử lý các khoản nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi.
    + Nghiên cứu kinh nghiệm quản trị nợ phải thu tại Công ty cổ phần xây dựng và
    kinh doanh địa ốc Hoà Bình.
    - Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài này sử dụng một cách chọn lọc một số lý luận kinh tế, các văn bản pháp luật, các số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê, các số liệu, báo cáo từ Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
    Phương pháp nghiên cứu là đi từ cơ sở lý thuyết, thông qua các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích các số liệu thực tế. Từ đó, đánh giá những mặt được, những tồn tại, phân tích nguyên nhân để đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình trạnh nợ quá hạn, giúp các doanh nghiệp ngành xây dựng quản trị nợ tốt hơn.
    5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2005 cho thấy qui mô vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng ở nước ta rất thấp, bình quân là 15 tỷ đồng trên một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có qui mô vốn nhỏ hơn các doanh nghiệp quốc doanh. Cụ thể số liệu thống kê vào thời điểm 31/12/2005 cho thấy nguồn vốn bình quân một doanh nghiệp ngành xây dựng đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước là 160.7 tỷ đồng, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 6.4 tỷ đồng. Qui mô vốn nhỏ đã làm hạn chế khả năng hiện đại hoá sản xuất, khả năng mở rộng thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành xây dựng.
    Mặt khác nợ đọng trong xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước hiện nay đang là vấn đề bức xúc tác động tới cân đối vĩ mô, nhưng chưa có giải pháp đủ hiệu lực để ngăn chặn. Theo thống kê chưa đầy đủ của các bộ, ngành và các địa phương thì số nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 2003 trở vể trước đã lên đến con số nhức nhối, khoảng 11,500 tỷ đồng.
    Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với các công cụ quản trị nợ như thương phiếu, bảo hiểm tín dụng, bao thanh toán,
    Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa thực tiễn là nhằm giúp cho các doanh nghiệp và đặc biệt là các doanh nghiệp ngành xây dựng thấy rõ việc quản trị nợ phải thu là rất quan trọng, từ đó xây dựng chính sách bán chịu phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
    6. Hạn chế của đề tài:
    Do việc quản trị nợ phải thu là chiến lược riêng của mỗi doanh nghiệp, nó thay đổi thường xuyên thích ứng với từng điều kiện cụ thể, hơn nữa do tính bảo mật thông tin, nên việc thu thập, nghiên cứu thông tin về chính sách quản trị các khoản phải thu cũng gặp nhiều hạn chế. Do đó, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chung nhất các khoản nợ phải thu tại các doanh nghiệp ngành xây dựng, chưa đi sâu vào chi tiết từng loại nợ phải thu của từng doanh nghiệp.
    7. Kết cấu luận văn:
    CHƯƠNG 1: Lý LUậN CHUNG Về KHOảN PHảI THU Và QUảN TRị KHOảN PHảI THU
    CHƯƠNG 2: THựC TRạNG QUảN TRị KHOảN PHảI THU TạI CáC DOANH NGHIệP
    CHƯƠNG 3: GIảI PHáP NÂNG CAO QUảN TRị KHOảN PHảI THU TạI CáC DOANH NGHIệP NGàNH XÂY DựNG VIệT NAM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...