Luận Văn Quản Trị Hành Vi Tổ Chức Sự thay đổi trong tổ chức 9đ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 5/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

    Tiểu luận

    Môn :Quản Trị Hành Vi Tổ Chức


    Đề tài :” Sự thay đổi trong tổ chức”



    Giảng viên hướng dẫn:Nguyễn Đình Chính,M.B.A


    I – Định nghĩa :
    Thay đổi tổ chức là sự thay đổi toàn bộ trong tổ chức mà cơ bản là thay đổi trong phương thức hoạt động của tổ chức, nhằm tạo sức cạnh tranh lớn hơn cho doanh nghiệp. Có thể nói nó là một quá trình liên tục, phức tạp và do chưa từng xảy ra trước đó nên nó rất khó quản lý.
    Vd: thay đổi về cơ cấu tổ chức, về công nghệ thông tin

    II – Những áp lực dẫn đến sự thay đổi :
    1) Tác nhân khoa học và công nghệ:
    Sự gia tăng theo kiểu cấp số nhân kiến thức và việc thay đổi nhanh chóng khoa học và công nghệ là một khuynh hướng mới của toàn cầu hóa.Cứ trong vòng 7 đến 10 năm thì kiến thức nhân loại lại tăng gấp 2 lần. Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp tổ chức có thể giảm chi phí đồng thời tiết kiệm được thời gian, công sức đối với nhân viên. Sự phát triển của kiến thức và khoa học mới buộc các tổ chức phải thay đổi. Nếu tồ chức nào không chịu đổi mới hoặc đổi mới chậm sẽ bị đào thải. Từ đó trách nhiệm lại đỗ lên đôi vai của từng thành viên trong tổ chức. Áp lực này ngày càng căng thẳng đối với những nhân viên chậm thay đổi.

    2) Tác nhân kinh tế:
    Áp lực cạnh tranh: Xu hướng toàn cầu hóa đã tạo cơ hội cho nhiều công ty trong nước có thể mở rộng thị trường của mình ra nước ngoài nhưng đồng thời với nó là sự đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn hơn. Quy mô của doanh nghiệp không còn gói gọn trong phạm vi nội địa nữa mà đã là toàn thế giới. Do đó sự thay đổi trong hàng hóa, dịch vụ cũng như trong toàn bộ cơ cấu tổ chức là điều không thể tránh khỏi để có thể tồn tại trong môi trường đầy khốc liệt này.
    Sức ép từ các cổ đông: Là những người đồng sở hữu doanh nghiệp, các cổ đông luôn đòi hỏi mức lợi nhuận và cổ tức cao hơn.
    Áp lực từ phía nhân công: những người luôn đấu tranh đòi tăng lương , giảm giờ làm và điều kiện làm việc tốt hơn.
    Sức ép từ các công ty tài chính: họ cho các công ty vay tiền để đầu tư nhưng lại yêu cầu trả tiền lãi và hoàn nợ nhanh chóng.

    3) Tác nhân xã hội và pháp luật:
    Những thay đổi do các tác nhân xã hội gây ra có thể là ảnh hưởng thoáng qua hay lâu dài. Những xu hướng chung trong xã hội, chính trị và nhân khẩu đều liên quan đến mỗi con người. Chúng bột phát trong giới trẻ và thị trường tiêu thụ trong những năm gần đây. Sự thay đổi rõ nét nhất là từ cộng đồng đến một xã hội tập trung cá nhân tính và dân số đang biến đổi. Các doanh nghiệp chịu sự tác động của các xu hướng mà ảnh hưởng nhu cầu của người tiêu thụ và các ngành kinh tế khác. Như trong ngành kinh doanh hàng may mặc các nhà sản xuất và kinh doanh phải luôn ứng phó với sự thay đổi liên tục của thời trang. Các kiểu mẫu được yêu thích trong quá khứ không hẳn là những mẫu mà người ta sẽ mua trong tương lai.
    3.1)Công luận:
    Thái độ, niềm tin và các chuẩn mực sống có ảnh hưởng khá lớn đối với sự thay đổi của tổ chức. Một dẫn chứng rõ ràng nhất đó là việc mọi người ngày càng quan tâm đến môi trường nhiều hơn, xu hướng tiêu dùng của khách hàng lúc này còn phải đảm bảo yếu tố vệ sinh môi trường. Điều đó có nghĩa là các sản phẩm khi được sản xuất ra không chỉ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã mà còn phải bao gồm yếu tố bảo vệ môi trường. Điển hình nhất là trong công nghệ làm lạnh, từ việc sử dụng rộng rãi chất CFC thì đến nay khi yếu tố môi trường đã được đặt lên hàng đầu thì những nhà sản xuất tủ lạnh đã phải bỏ hẳn việc sử dụng chất này và chuyển sang sử dụng những công nghệ mới an toàn với môi trường hơn

    3.2) Thông tin:
    Sự “bùng nổ thông tin” trong những thập niên gần đây đồng nghĩa với việc lượng thông tin mà con người tiếp nhận và phải xử lý ngày càng ồ ạt. Nếu trước đây, các chiến binh cổ đại phải mất hàng ngày trời thậm chí hàng tháng để mang về các thông tin từ chiến trường, thì ngày nay các tiến bộ trong lĩnh vực truyền thông và mạng thông tin toàn cầu khiến cho thông tin được trao đổi với tốc độ gần như tức thời và trong hầu hết các lĩnh vực, bao phủ hầu hết mọi lãnh thổ. Thông tin làm thay đổi thế giới và trong thời đại bùng nổ thông tin, thế giới của chúng ta cũng thay đổi với tốc độ ngày một nhanh hơn. Nếu như con người phải mất đến 18 thế kỷ mới phát minh ra được máy hơi nước đầu tiên và gần 150 năm sau mới phát minh ra bóng đèn điện; hoặc khoảng 200 năm để đi từ chiếc máy ảnh đầu tiên đến công nghệ chiếu bóng, thì chỉ trong hai thế kỉ 19 và 20, loài người đã phát minh ra một số lượng khổng lồ phương tiện khoa học kỹ thuật để biến đổi hoàn toàn bộ mặt của thế giới. Thời gian phát triển các phát minh quan trọng với đời sống con người ngày càng rút ngắn chỉ còn vài năm, thậm chí phải tính bằng tháng và cơn lốc thông tin vẫn đang khiến cho thế giới thay đổi với tốc độ ngày càng chóng mặt hơn.

    3.3) Pháp luật:
    Pháp luật đã ảnh hưởng đến việc làm dưới nhiều hình thức. Chẳng hạn như, pháp luật đã mang lại những thay đổi, nói chung là tốt hơn, trong quan hệ lao động. Nếu như trước đây, người lao động buộc phải làm thêm giờ một cách vô tội vạ, thì ngày nay đã có những quy định khống chế số giờ làm thêm tối đa để bảo vệ qua hàng loạt các đạo luật lao động được quốc hội thông qua.

    III – Sự cần thiết phải thay đổi
    Công ty đang hoạt động tốt, doanh số tăng hàng năm, chất lượng chuyên môn của nhân viên ổn định . nhưng một ngày, nhà quản trị nhận ra rằng: các phòng ban không gắn kết với nhau, chức năng chồng chéo, nhân sự thừa, báo cáo thiếu, không kiểm soát được chi phí . Nghiêm trọng hơn, họ còn thấy mất định hướng chiến lược, nhiễu thông tin thị trường hay vô vàn chứng bệnh nan y khác. Khi mọi phương thuốc quảng cáo, tiếp thị, kiểm toán đều vô tác dụng, đó chính là những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp của bạn đang cần đến "Tái cấu trúc và đổi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...