Chuyên Đề Quản trị hàng dự trữ tại Siêu thị Hà Nội – Trung tâm thương mại Vân Hồ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ TẠI SIÊU THỊ HÀ NỘI - TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÂN HỒ
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong những năm qua do tác động của quá trình đổi mới, nền kinh tế xã hội thủ đô có những chuyển biến tích cực, kinh tế liên tục phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất ở tất cả các ngành nghề, các khu vực, các thành phần kinh tế. Sau khi có chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế trong và ngoài quốc doanh phát triển nhanh chóng. Tốc độ kinh tế tăng bình quân hàng năm là từ 12 đến 18%. Chính nhờ nền kinh tế thủ đô tăng trưởng mạnh mẽ như vậy nên đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng. Đây là một cơ hôi tốt để mở rộng thị trường kinh doanh và kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, do chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta nên trong vài năm tới nền kinh tế cả nước nói chung và của Hà nội nói riêng sẽ phát triển rất mạnh, thu nhập bình quân đầu người tăng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ tăng. Điều này đòi hỏi hệ thống siêu thị cần phải mở rộng quy mô và hình thức hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng. Sự xuất hiện và phát triển của siêu thị sẽ thay thế cho các cửa hàng bách hoá tổng hợp. Các khu chợ, các cửa hàng bán lẻ, hộ tư nhân vẫn còn tồn tại chủ yếu là bán hàng thực phẩm tươi sống quy mô nhỏ lượng hàng ít. Điều này đã khiến cho siêu thị có ưu thế nổi trội hơn hẳn.


    Siêu thị Hà Nội – TTTM Vân Hồ thuộc công ty TNHH nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội được thành lập năm 2003. Trải qua gần 6 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm đã vinh dự được Hội đồng thi đua khen thưởng công ty tặng cờ xuất sắc cho nhiều cá nhân tập thể có thành tích trong phong trào thi đua lao động giỏi. Liên tục từ năm 2003 đến nay Trung tâm được nhận bằng khen tập thể lao động tốt của Chủ tịch UBND Thành phố và Bộ thương mại. Siêu thị Hà Nội là siêu thị tổng hợp với cơ cấu mặt hàng kinh doanh đa dạng phong phú bao gồm hàng chục nghìn tên hàng, trong đó có cả hàng thực phẩm và hàng phi thực phẩm. Siêu thị hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ. Chính vì vậy, hàng dự trữ của Siêu thị chủ yếu là hàng mua về để chuyển đến tay người tiêu dùng tại chỗ. Ngoài ra, với trên 70% là hàng thực phẩm thì vấn đề dự trữ và bảo quản sao cho hàng hóa luôn đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng là vấn đề luôn được ban lãnh đạo quan tâm.


    Qua 15 tuần thực tập tại Siêu thị, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của bác Vũ Thị Thu Hương – giám đốc trung tâm, và các nhân viên của trung tâm, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, em xin chọn đề tài “Quản trị hàng dự trữ tại Siêu thị Hà Nội – Trung tâm thương mại Vân Hồ”. Với mong muốn bước đầu vận dụng tổng hợp các kiến thức lý luận đã được học vào thực tế, chỉ ra những thành công và các vấn đề còn tồn tại trong QT hàng dự trữ tại Siêu thị, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình quản trị hàng dự trữ tại Siêu thị Hà Nội.

    Nội dung bài viết gồm 3 chương:
    - Chương I: Tổng quan về Siêu thị Hà Nội – TTTM Vân Hồ
    - Chương II: Thực trạng QT hàng dự trữ tại Siêu thị Hà Nội
    - Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình QT hàng dự trữ tại Siêu thị Hà Nội

    Vì điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, ban giám đốc trung tâm và các bạn quan tâm đến đề tài này để bài viết được hoàn thiện. Em xin cảm ơn và trân trọng mọi ý kiến đóng góp.


    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SIÊU THỊ HÀ NỘI – TTTM VÂN HỒ 3
    1.1. Quá trình hình thành và phát triển Siêu thị Hà Nội – TTTM Vân Hồ 3
    1.1.1. Giới thiệu chung về TTTM Vân Hồ 3
    1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển TTTM Vân Hồ 4
    1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của TTTM Vân Hồ 6
    1.2.1. Cơ cấu tổ chức của TTTM Vân Hồ 6
    1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của TTTM Vân Hồ 8
    1.2.2.1. Chức năng 8
    1.2.2.2. Nhiệm vụ 9
    1.3. Đặc điểm về môi trường kinh doanh 10
    1.3.1. Môi trường kinh doanh bên ngoài 10
    1.3.2. Môi trường bên trong 13
    1.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của TTTM Vân Hồ - Siêu thị Hà Nội giai đoạn 2004 – 2008 17
    1.4.1. Kết quả về sản phẩm 17
    1.4.2. Kết quả về khách hàng, thị trường 20
    1.4.2.1. Về thị trường 20
    1.4.2.2. Về khách hàng và dịch vụ khách hàng 20
    1.4.3. Kết quả về doanh thu và lợi nhuận 22
    1.4.4. Kết quả về đóng góp cho ngân sách nhà nước và thu nhập của người lao động 25


    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ TẠI SIÊU THỊ HÀ NỘI 27
    2.1. Các yếu tố phục vụ cho hoạt động QT hàng dự trữ tại Siêu Thị Hà Nội 27
    2.1.1. Kho hàng 27
    2.1.2. Các thiết bị bảo quản hàng dự trữ 28
    2.1.3 Lao động bảo quản hàng dự trữ 30
    2.2. Phân loại và bảo quản hàng dự trữ 31
    2.2.1. Các mặt hàng kinh doanh tại Siêu thị Hà Nội 31
    2.2.2. Phân loại hàng dự trữ 37
    2.2.3. Bảo quản hàng hoá 38
    2.3. Các chi phí liên quan đến quản trị hàng dự trữ 42
    2.3.1. Chi phí đặt hàng 42
    2.3.2. Chi phí lưu kho 42
    2.3.3. Chi phí mua hàng 44
    2.3.4. Kiểm soát dự trữ theo mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ) 45
    2.4. Kết luận về những phân tích 47
    2.4.1. Thành công: 47
    2.4.2. Hạn chế 48
    2.4.3. Nguyên nhân 49
    2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan 49
    2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan 50


    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ TẠI SIÊU THỊ HÀ NỘI 51
    3.1. Định hướng phát triển của Siêu thị Hà Nội 51
    3.1.1. Định hướng phát triển chung 51
    3.1.2. Định hướng về hoạt động dự trữ hàng hóa 54
    3.1.3. Các mục tiêu chủ yếu trong năm 2009 55
    3.2. Các giải pháp chủ yếu 55
    3.2.1. Đổi mới thiết kế kho hàng và cửa hàng 55
    3.2.1.1. Bố trí lại kho hàng 55
    3.2.1.2. Cải tạo, bố trí lại hàng hoá trên cửa hàng 56
    3.2.2. Bổ sung và hoàn thiện trang thiết bị 57
    3.2.2.1. Tăng cường trang thiết bị hiện có 57
    3.2.2.2. Bổ sung thêm các trang thiết bị hiện đại 59
    3.2.3. Tăng cường công tác bảo quản hàng hoá 60
    3.2.4. Cải thiện hoạt động lập kế hoạch nhu cầu dự trữ 61
    3.2.5. Đào tạo lực lượng lao động bảo quản hàng dự trữ 64
    3.3. Kiến nghị đối với hiệp hội siêu thị Hà Nội 65
    KẾT LUẬN 66


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
     
Đang tải...