Tiến Sĩ Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1:
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
    PHÁP NGHIÊN CỨU . 5
    1.1. Tổng quan nghiên cứu . 5
    1.1.1. Công trình nghiên cứu ngoài nước . 5
    1.1.2. Công trình nghiên cứu trong nước . 12
    1.1.3. Đánh giá tổng quan về công trình nghiên cứu có liên quan và khoảng
    trống nghiên cứu 14
    1.2. Câu hỏi nghiên cứu 17
    1.3. Phương pháp nghiên cứu . 17
    1.3.1. Cách tiếp cận 17
    1.3.2. Biến nghiên cứu . 19
    1.3.3. Phương pháp thu thập thông tin . 20
    1.3.4. Kích thước mẫu nghiên cứu . 21
    1.3.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu . 22
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
    CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DÒNG
    TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP . 25
    2.1. Tổng quan về dòng tiền của doanh nghiệp 25
    2.1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp 25
    2.1.2. Dòng tiền của doanh nghiệp . 28
    2.2. Quản trị dòng tiền của doanh nghiệp . 32
    2.2.1. Khái niệm quản trị dòng tiền của doanh nghiệp 32
    2.2.2. Nội dung quản trị dòng tiền của doanh nghiệp 36
    2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá quản trị dòng tiền của doanh nghiệp 69
    2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới quản trị dòng tiền của doanh nghiệp 70
    2.3.1. Nhân tố chủ quan . 70
    2.3.2. Nhân tố khách quan 78
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 84


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP
    CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM 85
    3.1. Đặc trưng của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ảnh hưởng tới quản
    trị dòng tiền . 85
    3.1.1. Đặc điểm phân loại ngành 85
    3.1.2. Quy mô vốn của doanh nghiệp 87
    3.1.3. Kết quả kinh doanh 89
    3.1.4. Khả năng cân đối vốn . 91
    3.1.5. Cơ cấu tài sản . 92
    3.2. Thực trạng quản trị dòng tiền của DN CBTPNY trên TTCK Việt
    Nam 93
    3.2.1. Thực trạng quản trị dòng tiền vào của doanh nghiệp CBTPNY 94
    3.2.2. Thực trạng quản trị dòng tiền ra của doanh nghiệp CBTPNY 102
    3.2.3. Thực trạng lập kế hoạch dòng tiền và xây dựng ngân quỹ tối ưu 107
    3.3. Đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền của doanh nghiệp chế biến
    thực phẩm niêm yết 115
    3.3.1. Kết quả đạt được 116
    3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 117
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 134
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA CÁC
    DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
    CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 135
    4.1. Nhóm giải pháp trực tiếp . 135
    4.1.1. Dự báo dòng tiền 135
    4.1.2. Thiết lập điều kiện tiền đề để xây dựng ngân quỹ tối ưu . 143
    4.1.3. Tăng cường quản trị công nợ . 149
    4.2 Nhóm giải pháp bổ trợ . 154
    4.2.1. Phát triển nguồn nhân lực . 154
    4.2.2. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp 157
    4.2.3. Xây dựng chính sách bán hàng linh hoạt và tăng cường hoạt động
    Marketing . 159
    4.2.4. Sử dụng đa dạng các sản phẩm dịch vụ của NHTM 161
    4.2.5. Một số giải pháp khác 162
    4.3. Khuyến nghị 163
    4.3.1. Khuyến nghị với Chính phủ . 163
    4.3.2. Khuyến nghị với Bộ Tài chính . 166
    4.3.3. Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước . 167
    4.3.4. Khuyến nghị với các NHTM 169
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 170
    KẾT LUẬN 171
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI
    LUẬN ÁN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    1. Tính cấp thiết nghiên cứu
    MỞ ĐẦU
    Quản trị dòng tiền là một nội dung rất quan trọng trong quản trị tài chính
    doanh nghiệp. Nội dung này ngày càng quan trọng hơn trước những diễn biến phức
    tạp của nền kinh tế. Một doanh nghiệp khi muốn hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá
    trị tài sản của chủ sở hữu, không còn cách nào khác phải quan tâm tới quản trị dòng
    tiền. Một doanh nghiệp quản trị dòng tiền chưa tốt, dẫn tới khả năng thanh toán
    thiếu ổn định và giảm sút, khả năng phá sản cao; chi phí cho tài trợ nhu cầu thanh
    toán lớn hay tổn thất khi thặng dự ngân quỹ cao làm giảm lợi nhuận; từ đó buộc
    doanh nghiệp phải thay đổi kế hoạch kinh doanh do thâm hụt hoặc thặng dư ngân
    quỹ. Nhận thức được tầm quan trọng đó, các nhà quản trị tài chính thời gian gần đây
    đã quan tâm hơn tới quản trị dòng tiền. Từ đó, doanh nghiệp của họ đã thu được
    nhiều lợi nhuận hơn mong đợi. Trong cuộc điều tra khảo sát 401 giám đốc tài chính
    của Graham (2004) [35] cho thấy, 21,4% các giám đốc tài chính coi dòng tiền và
    dòng tiền tự do là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong các kế hoạch thực
    hiện. Gần 51,6% trong số người được phỏng vấn cho rằng lợi nhuận là quan trọng
    nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể tối đa hóa được giá trị tài sản của chủ sở
    hữu khi
    kết hợp được giữa lợi nhuận kỳ vọng và dòng tiền kỳ vọng (Melendrez và
    cộng sự, 2005) [46]. Không những thế, quản trị dòng tiền giúp các doanh nghiệp dự
    báo được dòng tiền hiệu quả và tiết kiệm được chi phí giao dịch.
    Theo một khía cạnh khác, quản trị dòng tiền được hiểu là tập hợp các hoạt
    động nhằm xác định số dư tiền tối thiểu và các biện pháp nhằm tìm ra số dư lý
    tưởng này. Với mục đích đó, các doanh nghiệp xây dựng mô hình quản trị dòng
    tiền. Các mô hình được nhiều nhà quản trị tài chính quan tâm như mô hình Baumol,
    Miller-Orr và Stone. Như vậy, các doanh nghiệp phải tiếp cận toàn diện các nội
    dung của quản trị dòng tiền. Việc tìm ra các nhân tố bên trong và bên ngoài, cũng
    như lượng hóa được ảnh hưởng/mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này có ý nghĩa
    quan trọng trong việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị
    dòng tiền của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
    Vì mỗi lĩnh vực kinh doanh có những nét đặc thù riêng trong hoạt động cũng như
    quản trị dòng tiền, do đó không thể quản trị dòng tiền cho mọi lĩnh vực kinh doanh
    trong nền kinh tế. Lĩnh vực chế biến thực phẩm có vai trò quan trọng đối với nền
    kinh tế của Việt Nam. Vai trò này được thể hiện thông qua: (i) quy mô các doanh
    nghiệp CBTP chiếm tỷ trọng lớn và phân bố rộng, là lĩnh vực có mối quan hệ mật
    thiết với nông nghiệp và thủy sản; (ii) nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, giá rẻ, thị
    trường tiêu thụ rộng lớn, không đòi hỏi kỹ thuật hạn tầng cao; (iii) thời gian quay
    vòng vốn nhanh, tốc độ tăng trưởng cao; (iv) chế biến từ sản phẩm thô trở thành sản
    phẩm tinh phục vụ cho mục đích xuất khẩu có giá trị cao hơn; (v) đặc biệt, các
    doanh nghiệp CBTP chiếm tỷ trọng cao trong số các doanh nghiệp niêm yết trên
    TTCK Việt Nam. Từ những phân tích trên, quản trị dòng tiền của các DN CBTP ở
    Việt Nam có đặc điểm đặc thù.
    Hơn thế nữa, trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, mặc dù các doanh
    nghiệp này có kết quả kinh doanh tốt (lợi nhuận sau thuế >0), song dòng tiền chưa



    tốt, quản trị dòng tiền chưa tốt, dẫn tới nguy cơ phá sản cao. Một số doanh nghiệp
    trên báo cáo kết quả kinh doanh có lãi, tuy nhiên trong ngân quỹ không có tiền. Có
    thể thấy, quản trị dòng tiền chưa tốt đã dẫn tới các doanh nghiệp này buộc phải thay
    đổi kế hoạch kinh doanh, chẳng hạn giảm dự trữ nguyên vật liệu, gây sức ép với
    người bán (ngư dân) nhằm giảm giá và lượng nhập, gây mất ổn định vùng nguyên
    liệu, từ đó mất ổn định sản xuất, hoặc không tận dụng thời điểm nông sản rẻ để tăng
    dự trữ. Trong trường hợp thặng dư tiền, doanh nghiệp thực hiện đầu tư chứng khoán
    (trái ngành) dẫn tới thua lỗ trong hoạt động tài chính. Ngược lại, trong trường hợp
    thâm hụt tiền, các doanh nghiệp CBTP Việt Nam phải huy động vốn bổ sung. Song,
    các doanh nghiệp này tiếp cận vốn gặp nhiều khó khăn. Muốn huy động được vốn
    cho sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp này có thể huy động nợ và vốn chủ sở
    hữu. Tuy nhiên, khi huy động nợ, các doanh nghiệp chưa thực sự tiếp cận được với
    nguồn vốn này, mặc dù các ngân hàng thương mại đang thực hiện chính sách nới lỏng
    tín dụng và lãi suất cho vay đã giảm. Vì vậy, việc quản trị dòng tiền trong kinh doanh
    tốt giúp doanh nghiệp đảm bảo được khả năng chi trả. Muốn vậy, doanh nghiệp cần
    hoạch định và kiểm soát dòng tiền vào, dòng tiền ra và xây dựng mô hình ngân quỹ tối
    ưu; đồng thời luôn quan tâm đánh giá những nhân tố tác động tới quản trị dòng tiền và
    tác động của quản trị dòng tiền tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Quản trị dòng tiền có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp như vậy.
    Song, các doanh nghiệp CBTP Việt Nam đã chưa quan tâm thỏa đáng đến vấn đề
    này. Nội dung quản trị dòng tiền đã được các doanh nghiệp này thực hiện như quản
    trị các khoản phải thu, phải trả, quản trị ngân quỹ thông qua quản trị thu và chi dựa
    trên cân đối thu - chi. Mặc dù một số doanh nghiệp đã thực hiện dự báo dòng tiền,
    lựa chọn nguồn tài trợ, song những dự báo này chủ yếu dựa vào những yếu tố mang
    tính chất định tính chưa thực sự đảm bảo được khả năng thanh toán. Ngoài ra, một
    số doanh nghiệp CBTP Việt Nam đã bỏ qua việc quản trị vốn lưu động (vốn lưu
    động < 0), chưa áp dụng mô hình hay quy trình nào trong quản trị dòng tiền, và
    chưa lựa chọn các sản phẩm tài chính phái sinh giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong
    các hoạt động xuất - nhập khẩu.
    Trước thực tế đó, một loạt các câu hỏi lớn được đặt ra: quản trị dòng tiền của
    các doanh nghiệp CBTP Việt Nam như thế nào? Làm thế nào để quản trị dòng tiền
    của các doanh nghiệp CBTP? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quản trị dòng tiền
    của các doanh nghiệp này? Làm thế nào để giúp các doanh nghiệp CBTP tăng
    cường quản trị dòng tiền, xây dựng được mô hình quản trị dòng tiền tối ưu? Những
    vấn đề trên cần phải được giải quyết trong thời gian trước mắt, đó là điều cần thiết
    với các doanh nghiệp CBTP Việt Nam nhằm đảm bảo mục tiêu tối đa hóa giá trị tài
    sản của các chủ sở hữu, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường
    kinh tế đầy biến động và cạnh tranh như hiện nay.
    Góp phần đáp ứng đòi hỏi đó của thực tiễn, đề tài:
    “Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam” đã được lựa chọn nghiên cứu.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Dựa trên góc độ của nhà nghiên cứu và phân tích ở trên, mục tiêu nghiên cứu
    của đề tài tập trung vào:
    - Làm rõ được lý luận về quản trị dòng tiền của doanh nghiệp và xây dựng
    được các chỉ tiêu đánh giá quản trị dòng tiền phù hợp.
    Phân tích, đánh giá được thực trạng quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp
    chế biến thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam.
    Đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp
    chế biến thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt nam.
     
Đang tải...