Tiểu Luận Quản trị chuỗi cung ứng: Đánh giá chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam VINAMILK

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I, Giới thiệu chung

    Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định số 155/2003QĐ-BCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003. Trước ngày 1 tháng 12 năm 2003, Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp.

    - Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

    - Tên viết tắt: VINAMILK

    - Logo:

    - Trụ sở: 36 - 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

    - Văn phòng giao dịch: 184–186–188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh

    - Điện thoại: (08) 9300 358 Fax: (08) 9305 206

    - Web site: www.vinamilk.com.vn

    - Email: <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="16607f78777b7f7a7d56607f78777b7f7a7d3875797b386078">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();



    Ngành nghề kinh doanh

    - Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác;

    - Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu.

    - Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá;

    - Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay– phin – hoà tan;

    - Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì;

    - Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa.

    - Phòng khám đa khoa.

    Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc. Mạng lưới phân phối của Vinamilk rất mạnh trong nước với 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành.Sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, CH Séc,Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Khu vực Trung Đông, Khu vực Châu Á, Lào, Campuchi .

    Vinamilk là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.


    Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

    Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm, bao gồm 4 nhà máy thuộc ngành chế biến thực phẩm:

    - Nhà máy Sữa Thống Nhất;

    - Nhà máy Sữa Trường Thọ;

    - Nhà máy Sữa Dielac;

    - Nhà máy Cà Phê Biên Hoà.

    Năm 1982, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I.

    Năm 1989, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chỉ còn 3 nhà máy trực thuộc:

    - Nhà máy Sữa Thống Nhất.

    - Nhà máy Sữa Trường Thọ.

    - Nhà máy Sữa Dielac.

    Tháng 3/1992, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.

    Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy:

    - Nhà máy Sữa Thống Nhất

    - Nhà máy Sữa Trường Thọ

    - Nhà máy Sữa Dielac

    - Nhà máy Sữa Hà Nội

    Năm 1996, Xí nghiệp Liên doanh Sữa Bình Định tại Quy Nhơn ra đời, góp phần thuận lợi đưa sản phẩm Vinamilk phục vụ rộng khắp đến người tiêu dùng khu vực miền Trung.

    Năm 2000, Công ty đã tiến hành xây dựng thêm:

    - Nhà máy sữa Cần Thơ

    - Xí nghiệp Kho vận;

    Tháng 12/2003, Công ty chuyển sang hình thức Công ty cổ phần, chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.

    Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng tổng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng

    Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty Sữa Bình Định và sáp nhập vào Vinamilk

    Ngày 30/06/2005: Công ty khánh thành nhà máy sữa Nghệ An.


    Những thành tích đã đạt được:

    Trải qua quá trình hoạt động và phát triển gần 30 năm qua, Vinamilk đã trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Những danh hiệu

    Vinamilk đã được nhận là:

    - Danh hiệu Anh Hùng Lao Động.

    - Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba.

    - Liên tiếp đứng đầu “Topten hàng Việt Nam chất lượng cao“ từ 1995 – 2004 (do bạn đọc báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn).

    - Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO – World Intellectual Property Organization) năm 2000 và năm 2004.

    - Tháng 9/2005: Huân chương Độc lập hạng ba do chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh 5 năm liền từ năm 2000 – 2004.


    Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty:









    II.Thực trạng

    2.1 Vài nét khái quát về công ty Vinamilk và chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk

    Công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên quyết định số 155/2003QD-BCN ngày 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công Ty sữa Việt Nam thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam. Tên giao dịch là VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY.

    Vinamilk hiện là một trong những công ty cổ phần làm ăn hiệu quả nhất. Theo điều tra của Công ty sữa Việt Nam thì hiện nay Công ty chiếm khoảng 39% thị phần sữa trong nước. Năm 2010, sản lượng của Vinamilk tăng tới 35%., doanh thu đạt hơn 16,000 tỷ đồng.

    Biểu đồ: Thị phần của một số hãng sữa lớn trên thị trường sữa bột trong nước

    Không chỉ dừng ở thị trường trong nước, Vinamilk còn vươn thị trường nước ngoài, trong đó có những thị trường khó tính như: Mỹ, Australia, Campuchia, Lào, Philipinnes, Khu vực Trung Đông .

    Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu chưa thực sự ổn định song lợi nhuận lại tăng trưởng khá đều, trung bình đặt khoảng hơn 30%/năm. Đặc biệt năm 2009 mặc dù tình hình kinh tế gặp khó khăn chung, song lợi nhuận của VNM tăng gần gấp đôi so với năm trước. Hiện nay thị trường trong nước đóng góp đến 90% doanh thu của VNM, một phần nhỏ doanh thu xuất khẩu đến từ các nước như Trung Đông, Campuchia, Philippines và Úc với hai sản phẩm chính là sữa bột và sữa đặc. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn xác định việc phát triển sản phẩm cho thị trường nội địa là mục tiêu chính, thị trường nước ngoài sẽ là mục tiêu cho giai đoạn về sau.

    Theo số liệu mà chúng tôi thu thập được hiện nay thị phần các mặt hàng của VNM như sau: sữa chua 97%, sữa đặc 70%, sữa nước 55%, sữa bột 35% thị phần của cả nước. Như vậy có thể thấy với lợi thế về quy mô và kinh nghiệm thì sữa đặc và sữa chua là hai mặt hàng mà khó đối thủ nào có thể cạnh tranh với công ty tại thời điểm hieenj taij.



    Thương hiệu Vinamilk được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007. Năm 2010, Vinamilk nằm trong Top 10 Thương người tiêu dùng thích nhất VN. Cũng trong năm này, Vinamilk được tạp chí Forbes Asia bình chọn là một trong 200DN tốt nhất tại Châu Á-TBD.

    2.2 Mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk








    Ngược dòng Xuôi dòng

    Cấp độ 1 Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4











    2.3 Các thành viên và vai trò trong chuỗi cung ứng

    2.3.1 Đơn vị cung cấp nguyên, vật liệu

    2.3.1.1 Sữa tươi nguyên liệu

    Sữa bột nhập khẩu hiện đang chiếm đến 70% nguyên liệu sản xuất của VNM. Nguồn sữa tươi nguyên liệu cung cấp cho Vinamilk bao gồm có hai dòng: từ các trang trại bò sũa của Vinamilk và từ dân cư địa phương.

    Hiện nay, các trang trại của Vinamilk được công ty đầu tư hơn 6.000 con bò sữa, kế hoạch đến hết năm 2011, sẽ nâng tổng số lượng đàn bò sữa lên hơn 10.000 con, cung cấp hơn 100 tấn sữa/ngày. Có thể thấy là lượng sữa tươi của các trang trại không đủ cung cấp cho các nhà máy của VNM hoạt động, cồng ty vẫn phải tiến hành thu mua sữa của các hộ nông dân bên ngoài để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

    Các trang trại nuôi bò sữa của Vinamilk

    Các trang trị nuôi bò của Vinamilk có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Tại đây, sau khi sữa được vắt và kiểm tra chất lượng sẽ được đưa vào phòng để giữ lạnh để sau đó chuyển đến các nhà máy chế biến. Có thể kể ra các trang trại nuôi bò của Vinamilk và vai trò cụ thể của chúng như sau:

    1.Trang trại Bò sữa Nghệ An

    Là một trang rộng gần 50 ha toạ lạc tại xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Trang trại được phân bố thành 2 khu: 15 ha cho chuồng trại và các công trình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...