Tiểu Luận Quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU 3
    PHẦN 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 3

    Xu hướng trong quản lý chất lượng trên thế giới: 4
    PHẦN 2: TQM LÀ GÌ? 5
    2.1. Các khái niệm về TQM 5
    2.1.1.Quản lý chất lượng đồng bộ (TQM) 5
    2.1.2. Đặc điểm phương pháp 5
    So sánh ISO 9000 và TQM 8
    PHẦN 3: TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG TQM TRONG TỔ CHỨC 8
    3.1 Am hiểu chất lượng 8
    3.2 Cam kết chất lượng 9
    3.2.1 Cam kết của lãnh đạo cấp cao 9
    3.2.2 Cam kết của cấp quản trị cấp trung gian 9
    3.2.3 Cam kết của các thành viên 9
    3.3 Tổ chức và phân công trách nhiệm 9
    3.4 Đo lường chất lượng 9
    3.5 Hoạch định chất lương 10
    3.5.1 Lập kế hoạch cho sản phẩm 10
    3.5.2 Lập kế hoạch quản lý và tác nghiệp 10
    3.5.3 Lập kế hoạch, các phương án đề ra những quy trình để cải tiến chất lượng 10
    3.6 Thiết kế chất lượng 11
    3.7 Xây dựng hệ thống chất lượng 12
    3.8 Theo dõi bằng thống kê 12
    3.9 Kiểm tra chất lượng 12
    3.10 Hợp tác nhóm 13
    3.11 Đào tạo và huấn luyện về chất lượng 13
    3.12 Hoạch định việc thực hiện TQM 13
    PHẦN 4: XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG TQM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 14
    4.1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam từ những năm 45 cho đến nay: 14
    4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước triển khai áp dụng TQM cho các doanh nghiệp Việt Nam 15
    4.2.1. Khả năng áp dụng TQM của các doanh nghiệp Việt Nam 15
    4.2.2. Một số giải pháp đối với việc xây dựng và áp dụng TQM cho các doanh nghiệp Việt Nam 16

    MỞ ĐẦU
    Sự vận động phát triển của thế giới trong những năm gần đây với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh và hơn bao giờ hết, nó khiến các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của chất lượng, đưa chất lượng vào thành một nội dung quản lý. Sự hòa nhập của chất lượng vào mọi yếu tố của tổ chức từ hoạt động quản lý đến tác nghiệp sẽ là điều phổ biến và tất yếu đối với bất kỳ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển. Như vậy, chất lượng ngày càng được nhận thức đúng đắn hơn, như chính vai trò của nó. Chất lượng không tự sinh ra, không phải là một kết quả ngẫu nhiên mà là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Đó là kết quả của một quá trình. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này.Theo tiêu chuẩn ISO 9000: 2000, “ Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”.
    Quản lý chất lượng ngày nay không chỉ được áp dụng trong ngành công nghiệp, mà còn trong các ngành dịch vụ, kế cả dịch vụ hành chính công, trong mọi loại hình công ty, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản lý chất lượng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và để đạt được mục tiêu chất lượng.
    Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng- môi trường theo tiêu chuẩn và quy định quốc tế trong các doanh nghiệp công nghiệp đang được đẩy mạnh bởi ngoài lợi ích về kinh tế và môi trường của chính bản thân DN, đây còn là điều cần thiết khi DN tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Điều không ai phủ nhận được là việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng đã góp phần tạo ra sự chuyển biến về chất lượng sản phẩm hàng hoá. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong vài năm tới các nước trên thế giới có xu hướng sẽ chỉ nhập khẩu những mặt hàng đã đạt chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
    Chính vì vậy, vấn đề quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng là một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...