Luận Văn Quản trị chất lượng –Nhân tố nâng cao khả năng cạnh tranh của Hàng hóa Việt Nam khi tham gia AFTA-WT

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Quản trị chất lượng –Nhân tố nâng cao khả năng cạnh tranh của Hàng hóa VN khi tham gia AFTA-WTO

    Lời nói đầu
    Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá,khu vực hoá nền kinh tế.Tiến trình toàn cầu hoá mở ra cho các quốc gia cả những quốc gia phát triển và đang phát triển những cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.Việt Nam một quốc gia đang phát triển,toàn cầu hoá vừa là cơ hội tốt vừa là thách thức để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nâng cao sức cạnh tranh mở rộng thị trường,tăng tốc độ xuất khẩu,thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Nhưng nhìn vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của nước ta còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới.Một trong những yếu kém hiện nay của toàn nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng đó là sức cạnh tranh trên thị trường cả trong nước lẫn nước ngoài.Sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp thể hiện ở nhiều khía cạnh trong tổng thể các vấn đề hình thành lên nó trong đó chất lượng và quản lý chất lượng một nhân tố có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hội nhập-cạnh tranh.Nó được thể hiện để khẳng định sức mạnh cạnh tranh hàng hoá của các doanh nghiệp từ đó mà có thể mở rộng thị trường và thu hút được khách hàng.
    Từ nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng và quản lý chất lượng trong quá trình hội nhập-cạnh tranh hiện nay và có sự giúp đỡ của thầy giáo em đã lựa chọn và phân tích đề tài “Quản trị chất lượng –Nhân tố nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam khi tham gia AFTA-WTO” và phân tích,đưa ra những giải pháp của chất lượng và quản lý chất lượng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập-cạnh tranh hiện nay.Nội dung của bài viết gồm ba phần:
    -Phần thứ nhất:những lý luận chung về quản lý chất lượng.Sự cần thiết của quản lý chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập- cạnh tranh
    -Phần thứ hai:quản lý chất lượng và sức cạnh tranh chất lượng của hàng hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập –cạnh tranh.
    -Phần thứ ba:những giải pháp nâng cao đổi mới chất lượng của các doanh nghiệp nhằm nhu cầu khả năng cạnh tranh.
    .Em xin chân thành cảm ơn .

    Phần thứ nhất:
    Những lý luận chung về quản lý chất lượng.Sự cần thiết của quản lý chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập – cạnh tranh

    I.QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ
    Trong lịch sử phát triển của chất lượng và quản lý chất lượng gắn liền với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và sự phát triển của khoa học kỹ thuật-kinh tế.Như chúng ta đã biết các giai đoạn phát triển của quản lý chất lượng đựơc chia ra với các mốc thời gian khác nhau từ quản lý chất lượng bằng kiểm tra,kiểm soát đến quản lý chất lượng tổng hợp toàn công ty. Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật-kinh tế thì quản lý chất lượng cũng phát triển sang một phương thức mới đó là quản lý chất lượng toàn diện điều đó có nghĩa là trách nhiệm quản lý chất lượng thuộc mọi phòng ban chứ không riêng của phòng chất lượng (phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm), mọi thành viên trong công ty phải có trách nhiệm đối với các sản phẩm-dịch vụ mà mình tạo ra sao cho phù hợp với khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài của doanh nghiệp.
    Trở lại trong thời gian trước đây khi nói tới chất lượng sản phẩm người ta thường nói đến mức độ phù hợp của nó đối với những tiêu chuẩn,những yêu cầu kỹ thuật đã đề ra khi thiết kế hoặc khi đặt hàng.Do đó để quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm người ta thường tập trung vào việc tăng cường kiểm tra và sau đó là xây dựng các quy định ,tiêu chuẩn chất lượng với yêu cầu cao hơn,rồi trên cơ sở đó lại tiến hành kiểm tra .đối chiếu sau đó chấp nhận hoặc loại bỏ những sản phẩm phù hợp hoặc không phù hợp.
    Nhưng ngày nay người ta nhận thấy trong quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm ngoài việc xây dựng các tiêu chuẩn,các yêu cầu kỹ thuật cho sản phẩm dù rằng các tiêu chuẩn này luôn được cải tiến và nâng cao hơn qua hoạt động kiểm tra trên sản phẩm sau khi sản xuất thì vẫn khó có khả năng đảm bảo chất lượng nếu như có những sai lệch hoặc thiếu sự kiểm soát trong hệ thống sản xuất.Việc kiểm tra như vậy không có tác dụng tích cực và kém hiệu quả.Chất lượng sản phẩm không phải là một hiện tượng hoặc tình trạng của sản xuất do một người, một bộ phận tạo ra mà là kết quả của một chuỗi những hoạt động có liên quan đến nhau trong toàn bộ hệ thống sản xuất:từ khâu nghiên cứu thiết kế cung ứng,sản xuất đến các dịch vụ hậu mãi nhằm thoả mãn khách hàng bên trong và bên ngoài doan nghiệp.Muốn có chất lượng sản phẩm cao,luôn ổn định và giá thành thấp cần phải có các phương pháp quản lý,tổ chức và kiểm soát có tính chất hệ thống đồng bộ trong doanh nghiệp để giảm những chi phí do những hậu quả của những sai lỗi trong quá trình hoạt động gây ra.
     
Đang tải...