Luận Văn Quản Trị 321 - Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu quốc tế tại An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔNG QUAN

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có quan hệ hữu nghị truyền thống. Quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam – Campuchia được xuất phát từ quan hệ truyền thống lịch sử lâu đời của dân cư sinh sống ở hai bên biên giới thông qua các cửa khẩu thuộc các tỉnh: Tây Ninh, Kiên Giang, An Giang. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước Việt Nam – Campuchia liên tục tăng nhưng không lớn. Điều đó cho thấy rằng quan hệ mua bán giữa hai nước chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình. Đặc biệt khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO thì quan hệ mua bán trao đổi giữa hai bên sẽ trở thành một mối gắn kết không thể thiếu. Đó là lý do mà tôi xin chọn đề tài: “Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu quốc tế tại An Giang”.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


    Đề tài này nhằm tìm hiểu về hoạt động mua bán, XNK giữa hai nước Việt Nam – Campuchia qua hai cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên và Vĩnh Xương thông qua con đường: chính ngạch và mua bán biên giới (tiểu ngạch). Trên cơ sở đó tìm ra những khó khăn và hạn chế trong việc thúc đẩy quan hệ mua bán XNK giữa hai nước Việt Nam – Campuchia. Đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Campuchia thông qua hai cửa khẩu quốc tế này, biến kinh tế cửa khẩu tại An Giang trở thành cửa ngỏ quan trọng để có thể đẩy mạnh hàng hóa qua lại biên giới.

    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


    –Tìm hiểu hoạt động XNK tại cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên, Vĩnh Xương theo 2 con đường chính ngạch và tiểu ngạch.

    Kim ngạch mua bán, XNK qua các năm. Các mặt hàng mua bán, XNK tại cửa khẩu. Nguyên nhân tăng giảm.
    Dẫn chứng một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh có hoạt động mua bán, XNK tại cửa khẩu.

    Nhận định kim ngạch mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại hai cửa trong những năm tiếp theo.

    Cán cân thương mại giữa Việt Nam – Campuchia tại các cửa khẩu của An
    Giang.

    Tăng giảm. Nguyên nhân.

    Nhân tố chính tác động đến quan hệ mua bán giữa Việt Nam – Campuchia trong năm qua.

    Thủ tục Hải quan.

    Lộ trình cắt giảm thuế trong ASEAN/CEPT. Quan hệ thương mại.
    –Khó khăn và hạn chế trong việc mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại cửa khẩu.

    Khó khăn từ phía doanh nghiệp XNK.

    Khó khăn từ phía chính quyền địa phương.

    –Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ mua bán, XNK giữa hai nước Việt Nam – Campuchia tại hai cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên và Vĩnh Xương.

    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    –Các số liệu nhằm phục vụ cho đề tài này được thu thập từ các nguồn: Sở Thương Mại An Giang, Chi cục Hải Quan, Trạm kiểm soát Biên Phòng, Ban quản lý cửa khẩu tại các cửa khẩu Tịnh Biên, Vĩnh Xương.

    –Phương pháp sử dụng: Thu thập, thống kê & phân tích các số liệu tại các cửa khẩu qua các năm gần đây.

    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    –Đánh giá tình hình mua bán XNK giữa Việt Nam – Campuchia qua cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên, Vĩnh Xương.

    Kim ngạch XNK chính ngạch và mua bán XNK biên giới (tiểu ngạch). Một số mặt hàng XNK chủ yếu tại cửa khẩu.
    Số liệu phân tích trong khoảng thời gian

    ▫ Cửa khẩu Vĩnh Xương: năm 2004 – 2005

    ▫ Cửa khẩu Tịnh Biên: năm 2003 - 2005

    Dẫn chứng 1 số doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động XNK tại cửa khẩu trong tỉnh An Giang.
    Nhận định kim ngạch mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại hai cửa trong những năm 2006 – 2008
    Nhân tố tác động đến quan hệ mua bán giữa Việt Nam – Campuchia trong năm qua.
    Thủ tục Hải Quan.
    Lộ trình cắt giảm thuế trong ASEAN/CEPT. Quan hệ thương mại trong những năm gần đây.
    Khó khăn và hạn chế trong việc mua bán XNK tại 2 cửa khẩu quốc tế: Tịnh
    Biên, Vĩnh Xương:
    Khó khăn từ phía doanh nghiệp XNK trong tỉnh An Giang. Khó khăn từ phía chính quyền địa phương.
    Cơ sở hạ tầng. Tốc độ đầu tư.
    Giải pháp mở rộng và phát triển quan hệ mua bán, XNK tại cửa khẩu quốc tế
    Tịnh Biên và Vĩnh Xương.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...