Luận Văn Quản Trị 318 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Trên cơ sở phân tích xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới và tình hình, đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, từ sau Đại Hội Đảng lần VI Đảng và nhà nước ta đã kiên trì đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do đó, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công ty và các xí nghiệp phải hết sức năng động, mạnh dạn cải tiến bộ máy hoạt động để phù hợp với đường lối chính sách của Đảng; đồng thời bắt kịp xu hướng chung của thời đại – xu hướng toàn cầu hóa.

    Chính xu thế toàn cầu hóa làm cho việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế (đặc biệt là việc gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO và Khu Mậu Dịch Tự do Thương Mại AFTA) trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nếu không muốn tụt hậu so với các nước khác, tất nhiên Việt Nam cũng không ngoại lệ việc mở cửa thị trường trong nước và tham gia vào thị trường thế giới tạo nhiều cơ hội cho nền kinh tế các nước phát triển đặc biệt là các nước đang phát triển như nước ta; thị trường tiêu thụ được mở rộng, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, tiếp thu công nghệ mới; hiện đại; kinh nghiệm quản lý tiên tiến Cơ chế thị trường này tạo nhiều yếu tố tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng mang lại không ít những thách thức buộc các nền kinh tế phải đương đầu. Đảng và nhà nước ta đã thấy được những thuận lợi nêu trên đồng thời cũng dự báo những nguy cơ ta có thể gặp phải đó là: tụt hậu xa về kinh tế so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Từ đó đưa ra những chủ trương, chính sách phát triển cho phù hợp đó là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN.

    Mặt khác, xu thế chung của nền kinh tế thế giới, việc mở cửa hội nhập làm cho sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng ngày càng gay gắt. Do đó, để đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, xác định đúng phương hướng, mục tiêu trong đầu tư kinh doanh, có biện pháp sử dụng hợp lý, tận dụng các điều kiện thuận lợi, tranh thủ nguồn lực và vật lực sẵn có đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro do mặt trái của cơ chế thị trường mạng lại, có như thế mới có thể đứng vững trên thị trường trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc đánh giá thường xuyên, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện, khả năng khai thác tiềm năng sẵn có của mình như thế nào, hiệu quả của hoạt động đó ra sao là rất là cần thiết, từ đó thấy được mình đã đạt được gì và chưa đạt được gì, đang ở trong cung đoạn nào của quá trình phát triển và đang ở vị trí nào trong quá trình thi đua cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để có biện pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao nhất.

    Trong tình hình chung như thế và trong suốt quá trình thực tập tại nhà máy xi măng An Giang, tôi nhận thấy làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, để có thể đứng vững trên thị trường là một vấn đề sinh động và rất cần thiết đối với nhà máy xi măng An Giang nói riêng và của các doanh nghiệp nói chung. Từ việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất của nhà máy xi măng An Giang, tôi quyết định chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG” coi đây là mục đích quan trọng để phân tích các vấn đề gặp phải tại nhà máy xi măng An Giang. Qua đó, đề xuất một số biện pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy để có thể tận dụng lợi thế sẵn có của nhà máy, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực, khắc phục những hạn chế đồng thời phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.

    2. Mục tiêu nghiên cứu


    Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất cần thiết, nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp định hướng và quản lý hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, việc phân tích hoạt động kinh doanh nhằm nhận ra những nguy cơ và cơ hội ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, cũng như phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp và có biện pháp khắc phục.

    Mặt khác, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh nhằm: tìm hiểu tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn của nhà máy để biết rõ hơn nguồn tài chính của nhà máy như thế nào cũng như việc sử dụng nguồn vốn vào quá trình hoạt động kinh doanh của nhà máy trong những năm gần đây ra sao.

    Đồng thời, việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhà máy để biết được trong thời gian qua nhà máy đã đạt được những gì và chưa đạt được những gì. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh đó của nhà máy nhằm cùng với nhà máy đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng, đồng thời hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh.

    3. Nội dung nghiên cứu

    Ngoài chương mở đầu và chương kiến nghị - kết luận, nội dung của đề tài gồm 4 chương:

    Chương I: Mở đầu

    Chương II: Lý luận chung- khái quát chunh về hoạt động kinh doanh

    Nội dung chủ yếu của chương này nhằm nêu lên khái niệm và ý nghĩa vai trò của việc phân tích hoạt động kinh doanh cũng như nhiệm vụ của việc phân tích hoạt động kinh doanh.

    Chương III: Giới thiệu sơ lược về nhà máy xi măng An Giang

    Nội dung của chương này nhằm giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của nhà máy xi măng An Giang, tìm hiểu tình hình nhân sự cũng như tình hình trả lương của nhà máy, chức năng nhiệm vụ của nhà máy. Đồng thời nêu lên những thuận lợi, khó khăn cũng như cơ hội và nguy cơ và kết quả hoạt động kinh mà nhà máy đạt được trong 3 năm qua (năm 2003- 2005).

    Chương IV: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An Giang.

    Chương này nhằm đi sâu để tìm hiểu chính xác hơn những nhân tố nào ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tình hình cung ứng sản phẩm hàng hoá, tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của nhà máy, cũng như tìm hiểu tình hình và khả năng thanh toán của nhà máy, nêu lên những nhân tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy.

    Chương V: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

    Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các nhân tố tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của nhà máy từ đó đưa một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh như: marrketing, nguồn vốn và nhân sự.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp thu thập số liệu

    Các loại dữ liệu sơ cấp bao gồm các báo cáo tài chính (bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán) để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh. Dữ liệu chủ yếu được thu thập từ phòng kế hoạch kinh doanh và phòng kế toán.

    Các dữ liệu thứ cấp bao gồm: báo, tạp chí, Internet và các thông tin có liên quan đến lĩnh vực xi măng

    Phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và nhân viên tại nhà máy để nắm bắt tình hình hoạt động của nhà máy cũng như quá trình hình thành và phát triển của nhà máy.

    Phương pháp xử lý số liệu: từ số liệu thu thập được, dùng phương pháp so sánh để đánh giá tinh hình hoạt động của nhà máy qua từng năm; dùng phương pháp diễn dịch, quy nạp để đưa ra những nhận xét; dùng phương đồ thị, biểu đồ để xử lý số liệu.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy xi măng An
    Giang trong phạm vi các tỉnh ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ và thị trường Campuchia từ 2003 đến 2005 có chiều hướng phát triển như thế nào, có những thuận lợi và khó khăn ra sao dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

    Mặt khác, do thời gian thực tập có hạn và sự hạn chế của tôi về tình hình thực tế kinh doanh ngoài thị trường của nhà máy như thế nào. Chính vì vậy, bài viết của tôi không đi sâu vào phân tích chi tiết, không phân tích tất cả các nhân tố mà chỉ đánh giá và phân tích một vài nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy dựa trên các số liệu thu thập được từ nhà máy và những thông tin liên quan đến lĩnh vực xi măng. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh cho nhà máy.

    Số liệu phân tích được giới hạn trong 3 năm từ 2003 đến 2005
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...