Luận Văn Quản Trị 306 - Phân tích tình hình cho vay tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Bình

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Ngân hàng thương mại có hoạt động gần gũi nhất với nhân dân và nền kinh tế. Ở các nước phát triển, hầu như không có công dân nào không có quan hệ giao dịch với một ngân hàng. Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động và giao dịch của ngân hàng thương mại càng đi sâu vào mọi mặt của nền kinh tế và đời sống của con người. Điều này càng có ý nghĩa sâu sắc hơn đối với Việt Nam, khi mà đất nước ta đang trở mình một cách mạnh mẽ về kinh tế, cũng như văn hóa xã hội để hòa nhập vào nhịp sống hiện đại của thế giới bên ngoài.

    Trong tiến trình đổi mới và phát triển này, nhu cầu về vốn đầu tư cho sản xuất- kinh doanh luôn đòi hỏi bức thiết, các nhu cầu vốn đầu tư ngày càng nhiều, thúc đẩy sự đa dạng hóa các tổ chức tín dụng, và việc đa dạng hóa này không chỉ dừng lại ở việc thành lập những ngân hàng thương mại mà còn phải có đủ các loại hình tín dụng phong phú, thích hợp; trong đó không thể thiếu vai trò của hoạt động tín dụng nhân dân. Nhất là đối với An Giang, là một tỉnh còn nặng về nông nghiệp, đại đa số người dân sống bằng nghề nông, trình độ còn hạn chế và số vốn mà họ cần là không lớn thì việc tiếp cận với các nghiệp vụ hiện đại của các ngân hàng lớn là điều không dễ dàng. Chính vì thế, QTD ND là sự lựa chọn của họ, vì nơi đây thủ tục để giao dịch đơn giản hơn so với các ngân hàng lớn, người dân có thể vay những món vay nhỏ để phục vụ cho sản xuất và kinh doanh của mình.

    Và một trong những nghiệp vụ quan trọng của một tổ chức tín dụng ở nước ta là cho vay. Nó chính là hoạt động kinh doanh chủ yếu để tạo ra lợi nhuận, chỉ có tiền lãi thu được từ cho vay mới có thể bù đắp chi phí tiền gởi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lí, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư. Tuy nhiên, chính chức năng cho vay này có thể dẫn đến những rủi ro lớn nhất mà các QTD Nhân dân phải chấp nhận.

    Từ những lý do trên tôi quyết định chọn tên đề tài là “Phân tích tình hình cho vay tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Bình”. Qua đó nhận thức rõ hơn về nghiệp vụ này tại đây.

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    Như đã phân tích ở phần lý do chọn đề tài, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất của một QTD Nhân dân, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy với việc chọn đề tài “Phân tích tình hình cho vay tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Bình”, tôi muốn đề tài đạt được các mục tiêu sau:
    (1) Nắm bắt được hiệu quả hoạt động tín dụng tại QTD Mỹ Bình thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ, nợ quá hạn và một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay để thấy được những mặt tích cực hay những hạn chế của hoạt động này.
    (2) Từ đó làm cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm giúp QTD Mỹ Bình nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong giai đoạn sắp tới.

    3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

    3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

    a. Dữ liệu thứ cấp

    Được thu thập từ các nguồn như: các báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng, văn kiện Đại hội Thành viên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2003, 2004, 2005; các tài liệu, sách, báo, internet có liên quan đến hoạt động tín dụng.

    b. Dữ liệu sơ cấp

    Thu dữ liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ tín dụng và kế toán trưởng tại QTD Mỹ Bình. Các cuộc phỏng vấn chủ yếu là đối thoại trực tiếp giữa tác giả với các đối tượng phỏng vấn để nắm bắt các nguyên nhân của vấn đề và thảo luận để đưa ra các giải pháp phù hợp.

    3.2. Phương pháp xử lý số liệu:

    Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: từ số liệu của các báo cáo, các văn kiện được tổng hợp, phân tích và so sánh qua các năm để đưa ra nhận xét.

    Dùng biểu đồ hình cột để thấy xu hướng vận động và biểu đồ hình cầu để thấy cơ cấu của các yếu tố cần phân tích.

    4. Phạm vi nghiên cứu

    Vì thời gian thực tập và khả năng tiếp nhận của bản thân có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung phân tích tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình qua 3 năm từ 2003 đến 2005, và chưa tìm hiểu được các đối thủ cạnh tranh như các QTD Nhân dân hay các NHTM để có thể đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...