Luận Văn Quản Trị 261 - Thực trạng xóa đói giảm nghèo tại TP. Long Xuyên

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    “Dân giàu nước mạnh” là câu nói nằm lòng của người dân, tuy nhiên để đất nước trở nên lớn mạnh thêm thì còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là việc nghèo đói của người dân cả nước nói chung và An Giang nói riêng trong đó có TP. Long Xuyên. Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) được xác định là vấn đề bức xúc của xã hội, những năm qua TP. Long Xuyên đã tập trung nhiều chủ trương và giải pháp tích cực, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án kinh tế trọng điểm cùng với chương trình XĐGN đã tạo cơ hội làm ăn mới cho người nghèo.

    Nhờ chủ động các chính sách và giải pháp phù hợp, chương trình XĐGN của TP Long Xuyên đã huy động được nguồn vốn đầu tư phát triển, nhất là nguồn vốn trong nước, trong tỉnh, kết hợp với sự hỗ trợ có hiệu quả của Trung Ương nên các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo và các dự án trực tiếp cho người nghèo được triển khai thực hiện xuyên suốt. Đặc biệt là các chính sách tạo việc làm, chính sách ưu đãi đối với người nghèo thực hiện khá đầy đủ. Tuy nhiên, để thực hiện chương trình XĐGN này TP. Long Xuyên phải đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn. Từ thực tế này đề tài về “Thực trạng xóa đói giảm nghèo tại TP. Long Xuyên” sẽ đưa ra một số giải pháp trên cơ sở những mặt thuận lợi và khó khăn của chương trình XĐGN để chương trình ngày càng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của TP, nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo theo các điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát nghèo, tạo môi trường thuận lợi cho toàn TP XĐGN một cách bền vững.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    - Phân tích hiện trạng nghèo đói của người dân TP. Long Xuyên

    - Đánh giá chương trình XĐGN tại TP. Long Xuyên: Kết quả thực hiện và những trở ngại trong công tác XĐGN.

    - Giải pháp XĐGN cho người dân TP. Long Xuyên.

    3. Phương pháp nghiên cứu

    3.1. Vùng nghiên cứu được khảo sát

    - Xã Mỹ Hòa là xã có 546 hộ nghèo chiếm đến 9,49% tổng số hộ nghèo tại
    TP Long Xuyên

    3.2. Đối tượng được nghiên cứu

    - Hộ nghèo tại xã Mỹ Hòa TP Long Xuyên.

    - Các tổ chức đoàn thể: Phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội; Ban chỉ đạo chương trình XĐGN tại TP.

    3.3. Phương pháp được vận dụng để thu thập số liệu

    Số liệu thứ cấp

    - Tham khảo tài liệu liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội của TP Long
    Xuyên

    - Tham khảo những báo cáo của TP Long Xuyên có liên quan đến XĐGN.

    Số liệu sơ cấp

    - Phỏng vấn trực tiếp: 100 hộ nghèo

    - Phỏng vấn trực tiếp chuyên gia: cán bộ quản lý chương trình XĐGN tại TP Long Xuyên

    3.4. Phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu

    - Thảo luận nhóm: Ban chỉ đạo chương trình XĐGN tại TP.

    - Quan sát trực tiếp.

    - Phân tích thống kê mô tả.

    - Phân tích ANOVA.

    - Hàm hồi quy tương quan.

    - Công cụ phân tích: SPSS, EXCEL.

    4. Phạm vi nghiên cứu

    Một số chương trình XĐGN tại TP Long Xuyên, kết quả của chương trình này được phân tích qua ý kiến của Ban chỉ đạo XĐGN TP, xã và người dân nghèo. Đề tài sẽ không đi sâu vào tất cả các phường, xã của TP mà chỉ tập trung nghiên cứu trên bình diện chung của TP Long Xuyên và xã có nhiều hộ nghèo nhất.

    5. Kết cấu luận văn
    CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA NGƯỜI DÂN TP LONG XUYÊN
    CHƯƠNG 3. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH XĐGN TẠI TP LONG XUYÊN
    CHƯƠNG 4. NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI, TÍNH ĐA DẠNG CỦA NGHÈO ĐÓI, HÀM HỒI QUY TƯƠNG QUAN VÀ GIẢI PHÁP XĐGN
    CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...