Luận Văn Quản Trị 259 - Thực Trạng Và Giải Pháp Tiêu Thụ Hoa Màu Huyện Chợ Mới

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1. Lí do chọn đề tài

    Từ ngàn xưa ông cha ta cũng đã có câu: “đói ăn rau, đau uống thuốc”, điều này cũng chứng minh một điều rằng rau quả hay gọi chung là hoa màu là một loại thực phẩm rất quan trọng, không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình Việt Nam nói chung và trên thế giới nói riêng.

    Trồng rau là hoạt động sản xuất đã gắn bó với người nông dân nước ta rất lâu đời. Tuy nhiên, cho đến nay tiềm năng phát triển cây rau ở nước ta chưa được khơi dậy và chưa trở thành một hoạt động kinh tế mang lại lợi ích cho nhân dân và cho đất nước.

    Ngày nay theo đà phát triển của đất nước, dân ta có đời sống ngày càng được nâng cao. Không còn là “ăn no mặc ấm” mà đã tiến lên “ăn chắc mặc bền” và “ăn ngon mặc đẹp”. Người ta chú trọng nhiều hơn vào sức khoẻ, vào cơ cấu bữa ăn của mình sao cho phù hợp do đó rau và các loại hoa màu khác cũng nằm trong danh sách những chất cần thiết phải cung cấp cho cơ thể. Đặc biệt khi lương thực và các thức ăn giàu đạm được đạm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng hoa màu ngày càng gia tăng để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của thị trường.

    Hàng năm An Giang đã cung cấp một số lượng lớn lương thực và hoa màu các loại cho thị trường cả nước. Với tổng giá trị lương thực tương đuơng 4,78 ngàn tỷ đồng chiếm 60,68% giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo các thành phần kinh tế của cả tỉnh và tổng giá trị cây rau đậu tương đương 1,03 ngàn tỷ đồng chiếm 13,03% giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo các thành phần kinh tế của cả tỉnh. Trong đó, Chợ Mới là huyện có diện tích gieo trồng cũng như năng suất hoa màu lớn nhất tỉnh hiện nay.

    Tuy nhiên, tình hình sản xuất của bà con ông dân hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do còn sản xuất tự phát. Và thực tế phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua cho thấy rõ tính thiếu bền vững khi phải đương đầu với các bất lợi về tiêu chuẩn chất lượng và cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt hơn. Mà vấn đề nan giải nhất là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm của bà con nông dân hiện nay.

    Để khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng cho An Giang nói chung và Chợ Mới nói riêng. Hướng bà con nông dân sản xuất theo một hệ thống có tổ chức và đảm bảo an toàn về chất lượng cho sản phẩm làm ra và cả về sản lượng sản xuất, tìm sự liên kết để đảm bảo đầu ra cho bà con là điều cấp thiết. Và từ thực trạng trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực Trạng Và Giải Pháp Tiêu Thụ Hoa Màu Huyện Chợ Mới”.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa màu hiện nay của huyện Chợ Mới.

    Tìm phương pháp để nâng cao chất lượng và số lượng hoa màu sản xuất trong huyện, hướng bà con nông dân tới việc trồng rau sạch đúng theo qui định của chính phủ.

    Tìm giải pháp phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hoa màu cho bà con nông dân.

    3. Phạm vi nghiên cứu


    - Chỉ nghiên cứu trong địa bàn huyện : Chợ Mới, trong đó tập trung nghiệ cứu trong vụ mùa 2005 - 2006

    - Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau màu .

    4. Phương pháp nghiên cứu

    4.1. Phương pháp thu thập số liệu

    - Số liệu thứ cấp: từ Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh An Giang, Cục Thống Kê tỉnh An Giang, báo cáo chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Chợ Mới,

    - Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp bà con nông dân và một số chuyên gia trong ngành với tổng số mẫu là 60 mẫu. Trong đó thương lái, bạn hàng xáo 10 mẫu và nông hộ trực tiếp sản xuất 50 mẫu

    * Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi điều tra với các nội dung về sản xuất tiêu thụ hoa màu tại một số xã điển hình của huyện Chợ Mới.

    * Bước 2: Liên hệ các cán bộ của các xã điển hình sản xuất hoa màu hướng dẫn đến các nông hộ sản xuất và mua bán hoa màu để phỏng vấn.

    * Bước 3: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 50 hộ nông dân và 10 thương lái, bạn hàng xáo tại các xã: Kiến An, Hội An, Mỹ Luông.


    4.2. Phương pháp phân tích

    - Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích và so sánh các kết quả có được. Từ đó, đưa ra những kết luận về thực trạng sản xuất và tiêu thụ hoa màu của huyện Chợ Mới cũng như đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa màu cho bà con nông dân huyện.

    5. Tóm lượt

    Đề tài "Thực Trạng Và Giải Pháp Tiêu Thụ Hoa Màu Huyện Chợ Mới " được thực hiện tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

    Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần: Thông qua các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban, sách báo và các tài liệu có liên quan, phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 nông dân sản xuất hoa màu các loại và 10 thương lái,bạn hàng xáo tại các xã Mỹ Luông, Kiến An, Hội An để tìm hiểu các thông tin về: thực trạng sản xuất hoa màu hiện nay; tình hình tiêu thụ hoa màu thông qua thương lái bạn hàng xáo, chợ nông sản, hợp tác xã.

    Kết quả điều tra cho thấy một số vấn đề tồn tại như: Đối với nông dân thì thiếu vốn để sản xuất, đối với thương lái thì thiếu vốn để mua bán; Các nguồn thông tin phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ chưa đảm bảo tính kịp thời và chính xác cao; Bà con nông dân và thương lái hầu như chưa hiểu biết nhiều về rau an toàn, có người hầu như không biết gì về rau an toàn.

    Kết quả này cũng là cơ sở để tôi đánh giá và đưa ra những giải pháp cụ thể đối với từng đối tương để năng cao năng suất, chất lượng hoa màu trong quá trình sản xuất cũng như là mở rộng thị trường tiêu thụ hoa màu cho huyện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...