Luận Văn Quản Trị 255 - Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH gas Petrolimex Cần Thơ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động như hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp hay dịch vụ nào dù lớn hay nhỏ muốn tồn tại được trên thị trường cũng đều đòi hỏi họ phải quan tâm đúng mức đến các yếu tố môi trường kinh doanh của doanh nghiệp mình, để có thể đề ra những chiến lược kinh doanh thích hợp là điều cần thiết và ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệpb Việt Nam hiện nay.

    Do đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại được phải đổi mới trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh của mình. Nhất là, khi mà hiện nay thị trường luôn tồn tại nhiều yếu tố biến động và bất ngờ, đã buộc các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ phải luôn trong tình trạng sẵn sàng đối phó với các đối thủ cạnh tranh, những người có kinh nghiệm để nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Muốn làm được điều này yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp hiện nay là làm thế nào để có được thông tin hữu ích từ môi trường kinh doanh và biết được chúng tác động đến Công ty mình như thế nào, để từ đó có thể đề ra những chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhất, phù hợp với hoàn cảnh của doanh nghiệp mình. Thực tế, không phải quá trình thay đổi nào của môi trường kinh doanh cũng tạo ra cơ hội và nguy cơ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiêp không chỉ hiểu rõ tác động của môi trường bên ngoài mà còn phải tiến hành phân tích môi trường nội bộ để biết được những điểm mạnh và yếu của tổ chức mình.

    Chính vì thế, vấn đề hiểu rõ môi trường hoạt động của doanh nghiệp, để có thể thấy rõ những cơ hội và nguy cơ tiềm ẩn, để dựa vào đó mà Công ty có thể tận dụng được những cơ hội, hạn chế những điểm yếu và giảm thiểu nguy cơ đối với hoạt động của doanh nghiệp mình. Đặc biệt, là trong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh quyết liệt như hiện nay. Bởi vì muốn kinh doanh thắng lợi doanh nghiệp phải hiểu rõ các yếu tố của môi trường, để có thể đề ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp với văn hoá, tâm lý của người tiêu dùng, chỉ khi nào làm được như vậy thì sản phẩm của chúng ta không chỉ cạnh tranh được trên sân nhà mà còn có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các nước trong khu vực, để nhằm mục tiêu hướng đến một tương lai tốt đẹp cho sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.

    Mặt khác, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng cao dẫn đến thu nhập của mọi người tăng, tạo ra tổng cầu ngày càng tăng theo đã tạo cơ hội cho chủ doanh nghiệp soạn thảo chiến lược kinh doanh để có thể tồn tại được lâu dài.

    Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó nên tôi đã chọn đề tài của mình là
    “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH gas Petrolimex Cần Thơ”.

    2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu


    2.1. Mục tiêu nghiên cứu

    Như phần lý do đã đề cập, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp đang biến động rất nhanh chóng và sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng. Với việc chọn đề tài này mục tiêu chủ yếu là:

    (1) Phân tích cụ thể các yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh, đến sự thành công trong tương lai của xí nghiệp, đó là những yếu tố nội tại và những yếu tố khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, để từ đó xây dựng được một chiến lược phát triển hợp lý cho xí nghiệp trên cơ sở xây dựng được những lợi thế cạnh tranh lâu bền.

    (2) Xây dựng các giải pháp để triển khai thành công các chiến lược đã đề ra.

    2.2. Phạm vi nghiên cứu

    Vì có rất nhiều yếu tố trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản có tác động lớn đến hoạt động của xí nghiệp với mục đích là đưa ra những nhận định chung và một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đó. Và các vấn đề này được nghiên cứu trên thị trường hiện tại của doanh nghiệp.

    3. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp thu thập dữ liệu: Khi thực hiện đề tài này, tác giả chủ yếu chỉ thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp, trong đó dữ liệu thứ cấp đóng vai trò quan trọng.

    Phương pháp so sánh: xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên một số chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

    Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia từ đó rút ra kết luận.

    Phương pháp phân tích SWTO: tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.

    Phương pháp xử lý dữ liệu.

    Đối với các dữ liệu thu được sẽ được tác giả áp dụng các phương pháp xử lý sau: so sánh, tổng hợp, phân tích, tính toán các chỉ số tài chính .

    4. Bố cục của đề tài

    Đề tài được chia thành các phần chính sau:

    Chương 1: Mở đầu. Trình bày các vấn đề: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài.

    Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Chương này trình bày những phần lý thuyết, có liên quan đến đề tài, đề cập tổng quan về môi trường cùng với việc nghiên cứu những cơ hội cùng với đe doạ từ phía môi trường để người đọc tiện theo dõi và hiểu được nội dung của đề tài. Tiếp theo, tác giả đề cập đến hướng đi hiện tại của các đề tài xây dựng chiến lược hiện nay thường đi theo hướng nào cùng với những hạn chế của các đề tài xây dựng chiến lược trước đó để mọi người có thể tham khảo và giúp tác giả tránh không vấp phải trong đề tài của mình.

    Chương 3: Giới thiệu về Công ty. Trong chương này tác giả đề cập đến những thông tin về sản phẩm thị trường liên quan đến ngành hàng của mình và giới thiệu sơ lược về Công ty để độc giả biết được quy mô hoạt động của Công ty một cách khái quát.


    Chương 4: Phân tích môi trường hoạt động của Công ty. Trong chương này tác giả tiến hành phân tích sức mạnh nội bộ của Công ty để làm căn cứ xây dựng ma trận các yếu tố nội bộ (IFE), phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bao gồm môi trường vĩ mô (để xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài EFE), và môi trường vi mô (để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh).

    Chương 5: Xây dựng chiến lược cho Công ty. Tác giả sử dụng ma trận SWOT, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài và ma trận chiến lược chính để xây dựng các chiến lược mà Công ty có thể lựa chọn. Tiếp đó, tác giả sử dụng ma trận hoạch định chiến lược (QSPM) nhằm lựa chọn các chiến lược tốt nhất để Công ty có nhiều lựa chọn khi thực hiện.

    Chương 6: Các giải pháp triển khai chiến lược. Trong chương này tác giả đã đề xuất một số giải pháp thực hiện những chiến lược mình đưa ra một cách tốt nhất có thể để Doanh nghiệp xem xét và chọn lựa giải pháp nào thích hợp.

    Chương 7: Kết luận và kiến nghị. Trình bày những kết quả nghiên cứu mà tác giả rút ra từ đó. Đồng thời đề xuất những ý kiến về các giải pháp đã nêu ra để doanh nghiệp lưu ý khi lựa chọn chiến lược thích hợp với Công ty.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...