Luận Văn Quan trắc môi trường nước lưu vực sông đồng nai – sài gòn

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN

    I. MỞ ĐẦU
    1.1. Khái quát về lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai
    Lưu vực hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai là một trong những lưu vực sông lớn của Việt nam. Lưu vực sông có diện tích khá rộng (37.885 km2) và liên quan đến nhiều địa phương. Chế độ dòng chảy ở lưu vực sông phụ thuộc nhiều vào chế độ mưa và chế độ triều từ biển Đông. Chế độ thủy văn biến đổi lớn theo không gian và thời gian: mưa nhiều thì dòng chảy mạnh, mưa ít thì dòng chảy yếu. Khi có triều cường thì dòng chảy mạnh hơn, xâm nhập vào đất liền và khi triều kém thì ngược lại. Khí hậu trong lưu vực có hai mùa chính (mùa mưa và mùa khô) nên chế độ dòng chảy ở lưu vực sông cũng hình thành tương ứng: chế độ dòng chảy mùa mưa, chế độ dòng chảy mùa kiệt. Sự biến đổi dòng chảy giữa hai mùa rất tương phản nhau.
    Về điều kiện tự nhiên, 11 tỉnh thuộc lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có diện tích hơn 5 triệu ha. Nền nhiệt độ trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai tương đối cao và ổn định. Lưu vực sông chịu ảnh hưởng chủ yếu của ba hệ thống hoàn lưu: gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hè và gió tín phong xen kẽ vào các thời kỳ suy yếu của từng đợt gió mùa. Do đó hướng gió thịnh hành ở lưu vực sông thay đổi rõ rệt theo mùa. Sự biến đổi của độ ẩm phụ thuộc theo mùa, với độ ẩm tương đối trung bình năm từ 78% - 86%. Trong lưu vực sông có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến trung tuần tháng 11. Thời gian còn lại trong năm là của mùa khô. Lượng mưa hàng năm trên lưu vực khá lớn, nhiều nơi đạt trên 2000mm, nhưng tập trung nhiều vào mùa mưa.
    Về điều kiện kinh tế xã hội, dân số trên lưu vực có khoảng 16 triệu người với tỷ lệ dân số đô thị hóa bình quân toàn lưu vực khoảng 51%. Vùng hạ lưu của sông là vùng tập trung phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đô thị hóa mạnh nhất trong hệ thống các vùng kinh tế lớn của Việt Nam mà trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Như vậy sông Sài Gòn – Đồng Nai giữ vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội của 11 tỉnh, thành phố có liên quan đến lưu vực. Hệ thống này vừa là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế trên lưu vực, đồng thời là môi trường tiếp nhận và vận chuyển các nguồn đổ thải trên lưu vực. Trên lưu vực sông đang diễn ra mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các mục tiêu khai thác, sử dụng nguồn nước để phát triển kinh tế - xã hội với các mục tiêu quản lý, bảo vệ nguồn nước để sử dụng lâu bền.
    1.2. Mục đích nhiệm vụ quan trắc
    Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn là nơi phát triển kinh tế xã hội quan trọng nhất của đất nước; nguồn nước sông có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tỉnh/ tp trên lưu vực, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho công nghiệp, tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch sông nước

    Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì các nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp, chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại đã và đang đe dọa nghiêm trọng về khả năng ô nhiễm nguồn nước sông. Do đó công tác quan trắc môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn cần thiết phải được thực hiện liên tục, nhằm đánh giá một cách chính xác hiện trạng, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường nước. Tạo cơ sở cho việc ra quyết định, xây dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
    1.3. Nội dung quan trắc
    - Lấy mẫu và phân tích các mẫu nước mặt, mẫu thủy sinh và mẫu trầm tích tại 28 vị trí trên lưu vực sông Đồng Nai, Sài Gòn và tại khu vực cửa sông trong 4 đợt/năm vào các tháng 4, 6, 9, 12 (tại đỉnh triều).
    - Số lượng thông số quan trắc : mẫu nước mặt (20 thông số), mẫu thủy sinh (3 thông số), mẫu trầm tích (12 thông số).
    - Đánh giá kết quả quan trắc chất lượng nước và dự báo diễn biến môi trường nước lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai trong năm 2007.
    1.4. Các cơ quan phối hợp thực hiện
    - Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Đông Nam Bộ;
    - Phân viện Khí tượng thủy văn và Môi trường phía Nam (đơn vị đối tác chính);
    - Viện Môi trường Tài nguyên (đơn vị phân tích kiểm tra mẫu đối chứng).

    II. PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC - PHÂN TÍCH
    2.1. Phương pháp và thiết bị lấy mẫu
    2.1.1. Các vị trí lấy mẫu (Xem bảng 2.1)
    - Số lượng điểm quan trắc: 28 điểm với tần suất quan trắc 4 lần/năm (tháng 4, 6, 9, 12); riêng đối với trầm tích đáy tần suất là 2 lần/năm vào tháng 4 và tháng 9.

    2.1.2. Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc và lấy mẫu (bản đồ đính kèm)

    .​
     
Đang tải...