Thạc Sĩ Quần thể người và đặc điểm tự nhiên và xã hội trong sự phát triển bền vững của hệ sinh thái nhân văn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: QUẦN THỂ NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN
    Định dạng file word kèm slide ppt

    MỤC LỤC

    1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỰ NHIÊN, CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI TRONG HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN 2
    1.1. Khái niệm 2
    1.2. Tự nhiên và xã hội trong hệ sinh thái nhân văn. 3
    1.3. Con người trong hệ sinh thái nhân văn. 4
    1.3.1. Con người là yếu tố cấu thành của hệ sinh thái nhân văn 4
    1.3.2. Con người là yếu tố xây dựng của hệ sinh thái nhân văn. 4
    1.3.3. Con người có nhận thức trong hệ sinh thái nhân văn. 5
    1.3.4. Điều chỉnh nhận thức của con người trong hệ sinh thái nhân văn. 6
    2. HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN 7
    2.1. Khái niệm. 7
    2.2. Phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn. 7
    2.2.1. Khái niệm .7
    2.2.2. Vấn đề phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn .8
    2.2.2.1. Lỗ thủng tầng ozon. 8
    2.2.2.2. Hiệu ứng nhà kính. 10
    2.2.2.3. Mưa axit 13
    2.2.2.4. Suy kiệt tài nguyên rừng. 15
    2.2.2.5. Ô nhiễm môi trường. 17
    2.2.2.6. Dân số và phát triển bền vững. 20
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

    1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỰ NHIÊN, CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI TRONG HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN
    1.1. Khái niệm
    Xã hội nhân văn bao hàm sự tương tác chặt chẽ và cân bằng động giữa ba nhóm yếu tố là tự nhiên con người và xã hội. Thứ nhất là yếu tố tự nhiên: là toàn bộ thế giới vật chất, nó tồn tại một cách khách quan. Như vậy con người và xã hội loài người là những thành phần cấu trúc đặc thù gắn bó chặt chẽ với thế giới tự nhiên. Tự nhiên có liên quan trực tiếp đến sự sống của con người- có thể coi đó là Sinh quyển. Tùy trạng thái địa chất hay vật lý của Sinh quyển ta có thể phân biệt thành ba nhóm chính: Thạch quyển nơi đá thể đá chiếm ưu thế; Khí quyển nơi chỉ có các dạng khí; Thủy quyển nơi chỉ có nước.
    Con người bước vào vũ đài của sự sống đúng vào lúc Sinh quyển đã trở thành một hệ thống tổng hợp sinh học ở mức cao nhất, có khả năng đạt mức sinh học lớn nhất và sự phát triển ổn định tối đa. Thành phần con ngưới đã xuất hiện trong quá trình tiến hóa của sinh quyển, là một dạng của cấu trúc vật chất sống, có nguồn gốc từ tự nhiên. Nhưng con người là bộ phận đặc thù của tự nhiên, bởi lẽ trong quá trình phát triển nhờ lao động và ngôn ngữ, con người dần tách mình ra khỏi thế giới động vật và tạo cho mình một môi trường tự nhiên đã được ”nhân tác hóa” - môi trường nhân văn. Yếu tố xã hội trính là hình thức vận động cao nhất của vật chất, là sản phẩm của quá trình tương tác giữa quần thể con người trong xã hội nhân văn.
    Như vậy, tự nhiên, con người và xã hội là ba dạng cấu trúc vật chất, lần lượt hình thành trong quá trình tiến hóa của vật chất hữu cơ. Chúng cấu thành một hệ thống tổng hợp, đa dạng, nhưng rất chặt chẽ, ổn định và tương đối bền vững, tuân theo nhưng quy luật về tự nhiên và xã hội.

    1.2. Tự nhiên và xã hội trong hệ sinh thái nhân văn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...