Tiểu Luận Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy (Nam Định) - bảo tàng sống của văn hóa Việt Nam

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung đề tài:
    Đề cương:
    1. Lí do chọn đề tài
    2. Nội dung chính
    2.1. Một vài nét về vùng đất địa linh văn hiến
    2.1.1. Vị trí địa lý
    2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
    2.2. Thánh Mẫu Liễu Hạnh và tục thờ Mẫu ở Việt Nam
    2.2.1.Vài nét về tục thờ Mẫu ở Việt Nam
    2.2.2. Huyền tích thánh Mẫu Liễu Hạnh
    2.3. Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy
    2.3.1. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa
    2.3.2. Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy
    2.3.3. Quần thể di tích Phủ Dầy và các hoạt động lễ hội


    Nghi lễ rước Thánh Mẫu
    Hội kéo chữ
    Hát chầu văn và hầu đồng
    Hội chợ Viềng
    2.4. Đánh giá sự khai thác quần thể di tích Phủ Dầy và Lễ hội phục vụ phát triển Du lịch văn hóa
    3. Kết luận
    4. Tài liệu tham khảo

    Lí do chọn đề tài
    Trong dân gian vẫn lưu truyền câu: “Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ”. Cha - Đức Thánh Trần; Mẹ - Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hàng năm cứ đến tháng Ba (Âm lịch), du khách ở khắp mọi miền đất nước lại về đất Kẻ Dầy xưa - Kim Thái ngày nay để tham dự lễ hội.
    Lễ hội Phủ Dầy nằm trong trục nghi lễ tháng tám giỗ Cha tháng ba giỗ Mẹ của Đạo Mẫu nói riêng và trục lễ tiết Xuân thu nhị kỳ của lễ hội Việt Nam nói chung. Gốc rễ của hệ thống lễ hội đó gắn bó chặt chẽ với hệ thống nghi lễ nông nghiệp: Gieo cấy (mùa xuân) và thu hoạch (mùa thu). Sau này, do tiếp thu các nhân tố lịch sử, xã hội và tôn giáo khác nhờ đó biến dạng đi nhiều và mang các sắc thái phong phú, đa dạng như ngày nay. Lễ hội Phủ Dầy cũng như các lễ hội cổ truyền khác, chứa đứng các giá trị nhân văn sâu sắc: Hướng về cội nguồn, biểu dương và cố kết sức mạnh cộng đồng, thoả mãn và cân bằng nhu cầu đời sống tâm linh, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá. Do đó, tôi chọn đề tài này nhằm hiểu sâu sắc hơn một quần thể di tích vùng đồng bằng sông Hồng mang nhiều ý nghĩa lịch sử và được coi là bảo tàng sống của văn hoá Việt Nam này.
    Kết luận
    Phủ Dầy với một quần thể kiến trúc phong phú đa dạng là một di sản quý giá trong kho tàng văn hóa của đất nước. Các công trình xây dựng ở đây chủ yếu được làm dưới triều Nguyễn nhưng có sự kết hợp hài hòa kiến trúc của nhiều địa phương, trong đó có cả kiến trúc của kinh đô Huế để tạo nên một phong cách riêng độc đáo. Cùng với đường giao thông hết sức thuận tiện nó đa đang thu hút khách cả nước về hành hương. Đặc biệt là mùa xuân vào dịp Lễ hội nơi đây còn diễn ra hoạt động văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc sẽ góp phần làm cho khách thập phương thấy rõ được một vùng quê giàu truyền thống lịch sử và văn hóa đang trên đà đổi mới.
    Về với lễ hội Phủ Dầy, mỗi du khách còn có dịp phát tâm công đức vào việc gìn giữ và phát huy những giá trị to lớn, vĩnh hằng trong tâm thức thờ Mẫu của người dân đất Việt. Đồng thời cũng là cơ hội để du khách tham gia vào không gian văn hóa mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc và sắc thái văn hoá của địa phương. Đó cũng chính là cách để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc.
    "Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ ", mỗi dịp tháng ba về, dù bận đến mấy, mỗi chúng ta hãy cố gắng về với nơi này để tìm cho mình sự thanh thản trong tâm hồn, để được chia sẻ với trời đất, với người xưa, với người nay, để được hoà vào những lễ nghi trang trọng, những hội hè tưng bừng mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, để có thêm tình yêu, niềm tin vào cuộc sống, có thêm sức mạnh vượt qua mọi trở lực của cuộc sống đời thường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...