Sách Quân sự Nhà Thanh

Thảo luận trong 'Sách Lịch Sử - Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quân sự Nhà ThanhKhi nghiên cứu về chiến dịch Việt – Thanh, sử gia Việt Nam ít quan tâm đến vấn đề tìm hiểu “địch”. Về phía “ta”, gần như những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng được đề cập đến, cả những sự kiện khó có thể là sự thật nhưng vẫn được lập đi lập lại đến thành nhàm chán mà không ai kiểm chứng xem mức độ khả tín đến chừng nào.
    Có hai khảo hướng chính nghiên cứu về quân Thanh. Chúng ta có thể tìm hiểu quân đội như một lực lượng nguyên thuỷ dùng trong việc chinh phục trung nguyên rồi trở thành một bộ phận của tổ chức hành chánh. Việc hành chánh hoá quân đội cũng có những nguyên nhân. Một triều đại khi mở nước
    dựa vào bạo lực càng nhiều thì khi xong việc triều đình lại e ngại những người cầm binh quyền trong tay bấy nhiêu. Việc tài giảm binh bị, triệt hạ công thần vì thế thường xảy ra sau khi triều đại hình thành, đông cũng như tây, kim cũng như cổ. Nhà Thanh cũng không thoát khỏi qui luật đó, nhất là
    triều đại của họ lại có sự tiếp tay rất lớn của người Hán nên ngoài việc tước giảm quyền lực của các phiên trấn họ lại phải tiến hành công cuộc cải biến lực lượng quân sự từ một đạo quân chinh phục thành một lực lượng trị an, với vai trò chủ yếu là trấn áp các vụ nổi dậy.
    Trong cùng một lúc, nhà Thanh vừa phải tổ chức làm sao để người Hán không có điều kiện lật đổ người Mãn nhưng mặt khác, họ vẫn tiếp tục chính sách bành trướng về lãnh thổ cũng như về ảnh hưởng chính trị sang những dân tộc thiểu số và các tiểu quốc chung quanh. Để đạt được điều đó, họ đã xây dựng được một hệ thống chính trị và quân sự rất qui mô, khi cần vẫn có thể tập trung để hình thành một lực lượng mạnh nhưng bình thời thì tản mác, trải đều trên toàn quốc, hoạt động tương đối riêng rẽ và độc lập. Khác với những triều đại cũ, Thanh triều thay đổi luân chuyển các tướng lãnh và quan lại rất thường xuyên, không để cho ai ở một vai trò nhất định một thời gian lâu để có thể tạo vây cánh. Những tướng lãnh lừng danh nhất của họ không phải là người có tài xông tên đoạt pháo, cũng chẳng phải võ quan mà là văn quan biết điều động, phối hợp nhiều thành phần, nhiều đơn vị một cách nhịp nhàng
     
Đang tải...