Tiểu Luận Quan niệm về vật chất trong triết học Mác - Lênin

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan niệm về vật chất trong triết học Mác - Lênin



    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Từ khi ra đời cho đến nay, lịch sử triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm. Cuộc đấu tranh đó trước hết xuất phát từ việc lý giải vấn đề căn nguyên của thế giới.
    Đứng trước vô số các sự vật, hiện tượng, quá trình của thế giới xung quanh, các nhà triết học đều đưa ra câu hỏi cái gì đã tạo ra chúng trong rất nhiều ý kiến khác nhau đó, tựu trùng lại, có hai loại ý kiến đối lập nhau.
    Có loại ý kiến cho rằng, cái sinh ra các sự vật, hiện tượng phong phú, đa dạng của thế giới xung quanh chúng ta là tinh thần quan điểm này là quan điểm duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng tư duy, ý thức của con người là xuất phát điểm, là nguyên nhân, cội nguồn của mọi sự vật, hiện tượng chúng chẳng qua chỉ là những phức hợp của các cảm giác, tư giác vv của chúng ta mà thôi. Còn chủ nghĩa duy tâm khách quan thì luận giải rằng có một thực thể tinh thần tồn tại trước thế giới vật chất, tự nhiên, xã hội và con người là ý niệm tuyệt đối. Đối lập với chủ nghĩa duy tâm là chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy vật cho rằng thế giới này là vật chất, vật chất là cơ sở tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng; mọi sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta chỉ là sự biểu hiện các dạng khác nhau của vật chất đang vận động ( quan điểm duy vật ). Đối với chủ nghĩa duy vật nói chung, phạm trù vật chất là phạm trù xuất phát, cơ bản, trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống triết học của mình.
    Mục đích, chủ trương mà chúng ta đề ra cho hoạt động thực tiễn không thể đơn thuần rút ra từ nguyện vọng chủ quan, mà phải rút ra từ hiện thực khách quan, phản ánh nhu cầu chín muồi và tính tất yếu của đời sống vật chất trong từng giai đoạn nhất định của lịch sử. Mục đích, chủ trương mà con người đề ra phải lấy từ thế giới bên ngoài, hay nói cách khác, được ý thức đề ra thông qua việc phản ánh đúng đắn thế giới khách quan. Chỉ có những mục tiêu, chủ trương như vậy mới có khả năng được thực hiện. Ngược lại, nếu chỉ xuát phát từ ý chí, từ nguyện vọng chủ quan của mình, chúng ta sẽ rơi vào chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí.
    Trước đây, trong một thời gian khá dài, chúng ta đã mắc sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí và nó đã được gây ra tác hại nghiêm trọng trong xã hội. Những sai lầm này thể hiện tập trung trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, “khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệc là những sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩa và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan”.
    Chúng ta phải đấu tranh để khắc phục và ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí; đồng thời phải thấy rằng, bản thân tư tưởng tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Theo Mác, “lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bởi lực lượng vật chất”, cho nên muốn thực hiện tư tưởng, phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Muốn có những biến đổi trong hiện thực, không được dừng lại ở phạm vi tư tưởng, mà phải bằng hành động thực tiễn, phải sử dụng những điều kiện, phương tiện vật chất thích hợp.
    Hoàn cảnh vật chất đề ra cho con người những nhiệm vụ chín muồi phải giải quyết, đồng thời nó cũng làm nảy sinh những điều kiện vật chất để giải quyết những nhiệm vụ đó. Cho nên, những biện pháp thực tiễn mà con người dùng để cải tạo thế giới vật chất không phải là sự sáng tạo thuần tuý của ý thức, mà là dựa vào những gì đang có trong hiện thực. Quá trình đề ra biện pháp là quá trình tìm tòi, tập hợp, vận dụng những điều kiện, những quan hệ vật chất cụ thể. Ở đây, biện pháp không phải chỉ là sử dụng phương tiện, công cụ vật chất do con người chế tạo từ những vật liệu tự nhiên, mà còn bao gồm cả cách thức, phương pháp, tổ chức trong quá trình sử dụng phương tiện và công cụ vật chất. Ngay những biện pháp, cách thức, tổ chức đó cũng phải được rút ra từ những quan hệ hiện thực, từ “bên ngoài” chứ không phải từ ý thức, ý muốn chủ quan.
    Tóm lại, thế giới vật chất tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người. Con người xuất phát từ thế giới làm căn cứ cho hoạt động có mục đích của mình. Con người càng phản ánh đầy đủ và đúng đắn thế giới quan, thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả theo nhu cầu của mình.

    Giải quyết vấn đề 2
    I. Quan niệm về vật chất trong triết học trước Mác 2
    1. Thời kỳ cổ đại 2
    2. Thời kỳ cận đại 4
    II. Quan niệm về vật chất trong triết học Mác - Lênin 5
    1. Định nghĩa vật chất (theo quan điểm của Lênin) 6
    2. Phân tích định nghĩa vật chất theo quan điểm của Lênin 7
    III. Quan niệm về vận động của vật chất 9
    IV. Không gian và thời gian 11

    Kết luận 15
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...