Chuyên Đề Quan niệm về tư pháp và cải cách tư pháp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan niệm về tư pháp và cải cách tư pháp
    Trong các tác phẩm kinh điển về chính trị - pháp lý, đã có nhiều nhà nghiên cứu, luật gia đã tiếp cận ý nghĩa đích thực của cơ quan tư pháp theo nghĩa hẹp. C.L. Montesquieu người được coi là “cha đẻ” của học thuyết “tam quyền phân lập”, trong tác phẩm Tinh thần pháp luật (1748) ông đã chỉ ra: “với quyền lực thứ ba, nhà vua hay pháp quan trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân. Người ta gọi đây là quyền tư pháp”[1]. Theo ông, “Quyền phán xét không nên giao cho một Viện Nguyên lão thường trực mà phải do những người trong đoàn thể dân chúng được cử ra từng thời gian trong một năm, do luật quy định thành toà án, làm việc kéo dài bao lâu tuỳ theo sự cần thiết”[2]. Như vậy, theo Montesquieu, cơ quan tư pháp là toà án, là cơ quan xét xử, cơ quan thực hiện nhánh quyền lực tư pháp.
    Nối tiếp những tư tưởng của Mongtesquie, mười bốn năm sau, trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (1762), J.J. Rousseau đã viết: “Khi người ta không thể định rõ một tỷ lệ chính xác giữa các bộ phận cấu thành của nhà nước, hoặc khi mà những nguyên nhân khách quan làm suy yếu không ngừng mối quan hệ giữa các bộ phận ấy, thì người ta phải đặt một cơ quan đặc biệt, không tham dự vào bất cứ một bộ phận nào. Cơ quan này đặt mỗi bộ phận vào đúng vị trí của nó, làm mối dây liên lạc và yếu tố trung gian giữa Chính phủ với nhân dân, hoặc giữa Chính phủ với cơ quan quyền lực tối cao, hoặc giữa cả ba vế ấy khi cần. Cơ quan này tôi gọi là cơ quan tư pháp (tribunal)”[3]. Với quan niệm như thế này của Rousseau về cơ quan tư pháp thì không có gì khác biệt với Montesquieu, theo đó nói đến cơ quan tư pháp phải hiểu đó là toà án, là hoạt động xét xử.
    Chịu ảnh hưởng tư tưởng của các luật gia thời Khai sáng, khi làm bản Hiến pháp năm 1787, các nhà lập hiến Hoa Kỳ đã quy định ở Điều III, khoản 1 như sau: “Quyền lực tư pháp Hoa Kỳ sẽ được trao cho Toà án tối cao và những toà án cấp dưới mà Quốc hội có thể thiết lập trong một số trường hợp”. Và hầu hết các hiến pháp của các nước tư bản như Nhật, Pháp, Đức, Thuỵ Điển sau này khi quy định về cơ quan tư pháp đều coi đó là các toà án. Như vậy, quan niệm có tính chung nhất theo nghĩa hẹp về về cơ quan tư pháp từ học thuyết đến xây dựng hiến pháp thành văn của các nước có lịch sử lập hiến lâu năm được hiểu là các toà án.
    Như vậy có thể nói rằng, trên phương diện lý thuyết cũng như trong thực tiễn tổ chức hệ thống bộ máy ở nhiều quốc gia người ta thường xem tư pháp là một trong những nhánh quan trọng của hệ thống quyền lực nhà nước, thường đồng nhất tư pháp với hoạt động xét xử của tòa án.
    Theo Từ điển tiếng Việt thì “tư pháp” có nghĩa là “việc xét xử các hành vi phạm pháp và các vụ kiện tụng trong nhân dân ”[4]. Còn theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) thì:

    [HR][/HR][1] Montesquieu (1748), Tinh thần pháp luật, Nxb. Giáo dục, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn-Khoa Luật, Hà Nội, 1996, tr. 100.

    [2] Montesquieu (1748), Tinh thần pháp luật, Nxb. Giáo dục, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn-Khoa Luật, Hà Nội, 1996, tr. 100

    [3] Jean-Jacques Rousseau (1762), Bàn về khế ước xã hội, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004, tr 218

    [4] Hoàng Phê- chủ biên (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, tr. 1034.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...