Tiểu Luận Quan niệm về tội phạm, các cách phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm trong pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word dài 11 trang


    Trong pháp luật phong kiến nước ta, các quy phạm đều được trình bày dưới hình thức các quy phạm pháp luật hình sự, vì vậy các vấn đề về tội phạm đã phát triển rất sớm trong lịch sử xây dựng luật pháp. Việt Nam lại đang trên bước đường hội nhập toàn cầu, xã hội biến đổi ngày càng nhanh chóng khiến cho tầm quan trọng và yêu cầu đối với pháp luật ngày càng nâng cao. Do đó nhu cầu nghiên cứu, sửa đổi luật pháp cho phù hợp với tình hình đất nước đang ngày càng tiến lên là một nhu cầu cần thiết. Một trong những phương pháp nghiên cứu, sửa đổi tốt nhất đối với pháp luật chính là nghiên cứu các qui định của pháp luật cổ xưa, từ đó rút ra những kinh nghiệm, những nét đặc sắc riêng để áp dụng đối với pháp luật hiện hành. Để hiểu hơn về các vấn đề về tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam , tôi sẽ trình bày với các bạn vấn đề: “Quan niệm về tội phạm, các cách phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam ”.


    B. Nội dung
    I. Quan niệm về tội phạm
    Nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự Việt Nam cho thấy pháp luật hình sự lúc đó mang tính phổ biến, có phạm vi trừng trị hay tác động rất rộng dựa trên một quan niệm rất rộng về tội phạm. Biện pháp trừng trị hình sự được áp dụng không những đối với các tội phạm hiểu theo khái niệm của luật hình sự hiện đại thuộc đối tượng xử lý của luật hình sự, mà còn đối với cả những hành vi vi phạm những quy định về các quan hệ trong lĩnh vực sinh hoạt hành chính, lễ nghi, gia đình, dân sư, ruộng đất, thuế mà trong xã hội hiện đại đối với những hành vi đó thường được áp dụng những chế tài hành chính, dân sự hoặc những chế tài khác không mang tính chất hình sự. Chẳng hạn, có thể nhìn thấy rõ điều đó trong Quốc triều hình luật, ở các chương: hộ hôn, điền sản

    Trong các văn bản pháp luật hình sự lúc đó không có quy định khái quát về tội phạm, về việc phân biệt khái niệm tội phạm theo luật hình sư với các hành vi vi phạm pháp luật khác. Nhưng bên cạnh đó đối với một số loại tội phạm, nhà làm luật triều Lê cũng có những quy định mang tính khái quát cao và điều đó được thể hiện ở Điều 2 của Quốc triều hình luật quy định về mười tội ác. Điều luật đó quy định rất khái quát về khái niệm mười tội ác. Chẳng hạn điều luật đó quy định mưu phản là mưu mô làm nguy đến xã tắc, mưu đại nghịch là mưu phá hủy tông miếu, lăng tẩm và cung điện nhà vua Đến thời nhà Nguyễn, trong bộ Hoàng Việt Luật Lệ cũng không có những định nghĩa chung về tôi phạm mà chỉ đi thẳng vào các qui định cụ thể đối với từng loại tội. Nhìn chung pháp luật phong kiến chưa có những qui định, định nghĩa về tội phạm nhưng ta cũng có thể hiểu được quan niệm tội phạm của pháp luật phong kiến là tất cả những hành vi vi phạm không chỉ trong lĩnh vực hình sự mà trong cả các lĩnh vực dân sự, hành chính, thuế khóa, ruộng đất và kể cả trong quan hệ đạo đức (Ví dụ: Điều 130- QTHL quy định: Có tang ông bà, cha mẹ và chồng mà giấu không khóc thì phải tội đồ làm khao đinh).

    Trong các văn bản pháp luật không có định nghĩa chung về đồng phạm, nhưng vấn đề phân biệt người chủ mưu và đồng phạm đã được nhà làm luật chú ý đến.

    + Qua bộ quốc triều hình Luật có các khoản điều cho ta thấy người phạm tội khi người đó có hành vi phạm tội nhưng trong một số trường hợp có trọng tội, là các tội nằm trong tội thập ác như: tội mưu phản, tội nội loạn thì chỉ cần có âm mưu phạm tội là tội phạm đã hoàn thành (điều 2 Quốc triều hình luật).

    + Điều 469 Quốc triều hình luật: “Đồng mưu đánh người bị thương, thì kẻ nào đánh nhiều đòn nặng là thủ phạm; kẻ chủ mưu cũng phải cùng một tội; còn người tòng phạm thì được giảm tội một bậc; đánh đến chết thì xét xem chết vì thương tích nào, kẻ đánh thương tích ấy nặng tội. Nếu không được rõ ràng thì kẻ hạ thủ sau cùng xử nặng tội. Nếu đánh loạn xạ không biết ai đánh trước sau, nhiều ít, thì kẻ chủ mưu nặng tội nhất, còn kẻ khác đều xử giảm tội một bậc”. Quy định này khác với luật hình sụ hiện đại, về nguyên tắc, buộc người đồng phạm phải chịu cùng một tội với người chính phạm.

    Tóm lại, các nhà làm luật thời phong kiến đã nhận biết và thấy được các quan niệm về tội phạm nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ là những quan điểm chứ chưa đưa ra được các khái niệm và định nghĩa rõ ràng.

    II. Các cách phân loại tội phạm
    Do việc phân loại tội phạm theo pháp luật phong kiến không được dựa trên những cơ sở thống nhất nên theo các nhà nghiên cứu, có nhiều tiêu chí phân loại tội phạm được đưa ra. Trong các quan điểm về phân loại tội phạm, có những quan điểm được lưu giữ và áp dụng đến ngày nay, trong đó có ba cách phân loại được các nhà nghiên cứu đi theo là: Phân loại tội phạm dựa theo loại hình phạt; Phân loại tội phạm dựa theo ý chí người phạm tội; Phân loại tội phạm theo nhóm tội thập ác và ngoài thập ác. Cùng với đó là một số cách phân loai khác kém phổ biến hơn như phân loại tội phạm dựa vào khách thể của tội phạm, phân loại theo tuổi tác và tàn tật, dựa vào khách thể của tội phạm

    1. Phân loại tội phạm dựa theo loại hình phạt
    Trong pháp luật phong kiến Việt Nam , các nhà làm luật rất quan tâm đến hình phạt. Hệ thống hình phạt được chia thành nhóm tội ngũ hình và nhóm tội ngoài ngũ hình, nhằm đề cao tính răn đe, ngũ hình được qui định ở ngay điều 1 của cả hai bộ luật QTHL và HVLL.

    Nhóm tội ngũ hình bao gồm có:
    1. Xuy hình là hình phạt đánh bằng roi, thường áp dụng đối với các loại tội nhẹ như đấu ẩu, lăng mạ Cốt để phạm nhân xấu hổ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...