Chuyên Đề Quan niệm về tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan niệm về tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước
    1.1. Quan niệm về tham nhũng
    Tham nhũng là hiện tượng xuất hiện từ lâu trong xã hội loài người được nhiều học giả và các tổ chức quan tâm nghiên cứu.
    Những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, nguồn gốc sâu xa của tệ tham nhũng là sự gặp nhau của hai nhân tố: quyền lực công và lòng tham của cá nhân. C. Mác cho rằng, để tồn tại và phát triển trong xã hội còn phân chia giai cấp xuất hiện những cơ quan quyền lực có chức năng điều hòa những lợi ích của những nhóm người khác nhau, thậm chí đối lập nhau để hình thành một trạng thái cân bằng chung. Tuy nhiên, quyền lực của những cơ quan đó lại chỉ có thể hiện diện và được thực thi thông qua hành động của những con người cụ thể nắm quyền lực trong các cơ quan đó. Trong khi đó mỗi con người đều hành động dưới sự hướng dẫn của nhu cầu cá nhân mà nhu cầu cá nhân lại luôn lớn hơn khả năng có thể tự thỏa mãn của họ. Vì thế, một số người nắm quyền lực nảy sinh động cơ tận dụng đến mức cao nhất quyền lực do địa vị xã hội, chức vụ nhà nước giao để thỏa mãn một cách không chính đáng nhu cầu của họ. C. Mác nói rằng: "Lịch sử loài người là lịch sử của những con người hành động nhằm theo đuổi những mục đích của mình, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình". Sự lạm dụng quyền lực công cho để thỏa mãn nhu cầu cá nhân là tham nhũng.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần đề cập đến hiện tượng tham nhũng. Người cho rằng, tham ô "là lấy của công làm của tư. Là gian lận tham lam", "tham ô là trộm cướp". Theo Hồ Chí Minh, đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: ăn cắp của công làm của tư; đục khoét của nhân dân; ăn bớt của bộ đội; tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô. Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là "ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế" [18, tr. 488].
    Điểm đặc trưng của hành vi tham ô theo Hồ Chủ tịch chính là việc biến "của công" thành "của tư". "Của công" chính là tài sản của nhân dân, do nhân dân đóng góp, phục vụ mục đích chung là giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. "Của tư" không chỉ là tài sản riêng của một cán bộ, công chức mà còn là tài sản chung của bộ phận nhưng không dành phục vụ mục đích chung, chỉ dành làm của riêng, quỹ riêng cho một tập thể, một địa phương.
    Sâu sắc hơn nữa, Hồ Chủ tịch còn chỉ ra hình thức tham ô tinh vi, rất khó nhận thấy trong cuộc sống đời thường, đó là "tham ô gián tiếp", tức hiện tượng cán bộ Chính phủ, dù được nhân dân trả lương hàng tháng đều đặn, nhưng lại kém lòng trách nhiệm, đứng núi này, trông núi nọ, làm việc chậm chạp, ăn cắp giờ của Chính phủ, của nhân dân [18, tr. 436].
    Theo tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng thì "Tham nhũng - đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng" bao gồm những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, trộm cắp tài sản của Nhà nước, hoặc lợi dụng địa vị công tác để trục lợi riêng thông qua việc sử dụng không chính thức địa vị chính thức của mình, hoặc tạo ra xung đột về thứ tự quan tâm giữa trách nhiệm đối với xã hội và lợi ích cá nhân để mưu cầu trục lợi. Với cách xem xét như vậy, quan niệm của Liên hợp quốc về tham nhũng đã vượt ra ngoài giới hạn của tệ hối lộ.
    Ban Tổng thư ký Liên hợp quốc, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác nhau, cho rằng, tham nhũng bao hàm trong các hành vi sau:
    - Hành vi ăn cắp, tham ô và chiếm đoạt tài sản của nhà nước mà chủ thể của hành vi đó là những người có chức có quyền;
    - Lạm dụng chức quyền để trục lợi bất hợp pháp thông qua việc sử dụng các qui chế chính thức một cách không chính thức;
    - Mâu thuẫn không cân đối giữa lợi ích chính đáng do thực hiện nghĩa vụ xã hội với những món lợi tư riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...