Tài liệu Quan niệm về nhận thức trong triết học phật giáo Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quá trình hình thành quan niệm lý luận về nhận thức luận trong các học thuyết triết học thường diễn ra thông qua mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Trong triết học Phật giáo, giữa bản thể và nhận thức có quan hệ không tách rời. Biểu hiện của quan hệ ấy ở chỗ tính “không” của bản thể, cũng như tính vô thường, nhân quả của thế giới hiện tượng chỉ được nhận thức thông qua mối quan hệ với “tâm”. Quan hệ này cũng giống như quan hệ giữa bản thể và thế giới hiện tượng. Vì thế, việc tách rời bản thể luận và nhận thức luận chỉ có tính chất tương đối nhằm nghiên cứu phương pháp nhận thức bản thể của Phật giáo.


    Nhận thức Phật giáo thực chất là nhận ra bản thể, chân tâm của chính mình, tức giác ngộ. Để đạt được mục đích đấy, người học đạo phải tự mình chứng ngộ lấy chân lý thông qua con đường trực giác. Với mục đích giải thoát những đau khổ tinh thần nơi trần thế cho con người, Phật giáo còn đưa ra con đường Tam học. Kết quả của thực hành Tam học, người học đạo sẽ có trí tuệ sáng suốt. Tuy nhiên, trí tuệ này không phải là những tri thức khoa học con người đạt được thông qua con đường biện chứng của quá trình nhận thức, mà là trí tuệ vô sư.


    Theo Phật giáo, có 2 loại trí. Trí, do học qua thầy, bạn, sách vở là trí hữu sư. Trí này phần lớn từ bên ngoài vào, nó không phải là của mình. Trí do tâm an mà có mới là trí vô sư, nghĩa là không cần đến học tập và truyền bá tri thức. Trí này tiềm ẩn trong mọi người, khi mây mù phiền não tan đi thì nó hiện ra. Nói theo ngôn ngữ nhà Phật, thì người tu hành phải lấy thiền định để nhiếp trì (nhiếp tâm, trì giới) mọi căn, tập trung tư duy, bỏ hết tạp niệm lập tức trí tuệ bát nhã xuất hiện. Song, để có trí (trí vô sư) người học cần phải thiền định, và thiền định lại do công phu trì giới. Do đó, Giới, Định, Tuệ có quan hệ mật thiết với nhau, khiến cho quá trình giác ngộ không bỏ qua bất cứ một bước nào, trong đó thiền đóng vai trò quyết định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...