Tiểu Luận Quan niệm về người chủ gia đình

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI CHỦ GIA ĐÌNH

    QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI CHỦ GIA ĐÌNH

    Cách đây vài chục năm về trước những công việc hệ trọng nhất trong gia đình bao giờ cũng do người đàn ông quyết định hết thảy, người phụ nữa chỉ có bổn phận phục tùng theo kiểu “phu xướng phụ tùy”, hoặc nếu người đàn ông có hỏi ý kiến cũng chỉ là cho vui mà thôi, nhưng mà nay trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa thì gia đình cũng có nhiều biến đổi, trong đó có sự thay đổi về quan niệm người chủ gia đình.
    Dựa trên trên tư liệu của cuộc điều tra toàn quốc về gia đình Việt Nam năm 2006, và nghiên cứu trên 900 hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh của tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, bài viết sẽ tập trung phân tích những thay đổi trong quan niệm của người dân về người chủ gia đình không đồng nhất với người chủ hộ khẩu của gia đình mà là người có những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội được các thành viên khác trong gia đình coi trọng. Trên thực tế, mô hình của chủ gia đình rất đa dạng, phản ánh tính phong phú của các loại hình gia đình. Người chủ gia đình có thể là người chồng hoặc người vợ; hay cả hai vợ chồng cùng làm chủ tùy thuộc vào phẩm chất, năng lực và đóng góp của họ trong mỗi gia đình cụ thể.

    Các phẩm chất của người chủ gia đình
    Người đứng tên chủ hộ có phải là chủ gia đình thực tế không? Người chủ gia đình đòi hỏi phải có những phẩm chất gì? Trong gia đình Việt Nam hiện nay ai là người chủ gia đình? Kết quả thu được từ cuộc Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (nay do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc ( UNICEF), Tổng cục thống kê, Viện Gia đình và Giới tiến hành trên phạm vi toàn quốc cho thấy những thay đổi trong quan niệm của người dân về người chủ gia đình hiện nay.
    Bảng 1. Quan niệm về người chủ gia đình của người
    Từ 18-60 tuổi và từ 61 tuổi trở lên (%)
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Quan niệm về người chủ gia đình
    [/TD]
    [TD]Những người từ
    18-60
    [/TD]
    [TD]Những người từ 61 tuổi trở lên
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Gương mẫu, có trách nhiệm
    [/TD]
    [TD]89,1
    [/TD]
    [TD]88,6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Có thu nhập cao nhất trong gia đình
    [/TD]
    [TD]14,3
    [/TD]
    [TD]8,7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Người lớn tuổi nhất trong gia đình
    [/TD]
    [TD]9,6
    [/TD]
    [TD]16,4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Có khả năng đưa ra các quyết định
    [/TD]
    [TD]78,5
    [/TD]
    [TD]68,1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Có uy tín xã hội
    [/TD]
    [TD]12,6
    [/TD]
    [TD]13,6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Quan niệm khác
    [/TD]
    [TD]2,9
    [/TD]
    [TD]3,9
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình 2004, ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ hộ là nam chiếm 74,34%; nữ chiếm là chủ hộ chiếm 25.66%. Ở khu vực thành thị, nam là chủ hộ chiếm 60.98%; nữ là chủ hộ chiếm 39,02%. ở khu vực nông thôn, nam làm chủ hộ chiếm 78,84%; nữ là chủ hộ là 21,16% (Tổng cục Thống kê, 2006:60). Căn cứ số liệu trên, nếu chủ hộ đồng thời là chủ gia đình thì nhìn chung nam giới làm chủ gia đình. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ phụ nữ làm chủ gia đình cao hơn so với khu vực nông thôn. Tuy nhiên, kết quả khảo sát quan niệm của người dân về các đặc điểm, phẩm chất, năng lực của người chủ gia đình đã cho thấy sự không trùng khớp giữ người đứng tến là chủ hộ gia đình với người thực sự là chủ gia đình thực tế (Bảng 1).
    Bảng số liệu trên cho thấy “gương mẫu, có trách nhiệm” là phẩm chất hàng đầu trong qua niệm của người dân về người chủ nhà ở cả hai nhóm tuổi 18-60 và 61 trởi lên với các tỷ lệ phần trăm tưởng ứng là 89,1% và 88,6%. Trong khu đó tiêu chí “người lớn tuổi nhất trong gia đình” chỉ có 9,6% người từ 18-60 tuổi và 16,4% người từ 61 tuổi trở lên lựa trọn làm chủ gia đình. Điều này cho thấy truyền thống người già nắm giữ quyền lãnh đạo gia đình đã thay đổi rất đáng kể trong các gia đình Việt Nam hiện đại. Phẩm chất thứ hai được nhiều người tán thành đối với người chủ gia đình, đó là “có khả năng đưa ra các quyết định” (78,5% những người từ 18-60 tuổi và 68,1% những người từ 61 tuổi trởi lên). Đây có thể coi là một trong những phẩm chất, năng lực rất quan trọng của người chủ gia đình hiện đại. Trong bối cảnh đổi mới, triển kinh tế thị trương, gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập, người chủ gia đình đồng thời là người lãnh đạo công việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình và người có khả năng đưa ra các quyết định quan trong khác đem lại khả năng phát triển của gia đình. Đặc biết có trên 90% người có trình độ phổ thông trung học, đại học trở lên cho rằng người chủ gia đình là người có khả năng đưa các quyết định quan trọng quán xuyến công việc gia đình; trong khi những người mù chữ chỉ có 71,3% đưa ra ý kiến như trên. Đáng chủ ý là các tiêu chuẩn chủ gia đình là người có uy tín trong xã hội hoặc là người có thu nhập cao nhất trong gia đình chỉ chiếm tỷ lệ ủng hộ thấp.
    Chia theo dân tộc thì 100% ý kiến của người Ê-đê cho rắng người chủ gia đình là người gương mẫu và có trách nhiệm đối với gia đình, dân tộc Kinh có 89,9%, dân tộc Hoa 89,3%, Khơ me 96%.
    Các số liệu trong cuộc nghiên cứu gia đình 2006 cho thấy trong thực tế, chủ hộ xét theo sổ hộ khẩu không hoàn toàn đồng nhất với người chủ gia đình xét về mặt văn hóa, hay là người có quyền quyết định trong gia đình. Các số liệu trên cũng đã trả lời cho câu hỏi chủ gia đình là người như thế nào, cần có phẩm chất gì. Tuy nhiên số liệu điều tra định lượng vẫn chưa trả lời được câu hỏi giữa vợ chồng ai là chủ gia đình? Các kết quả điều
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...