Tài liệu Quan niệm về một hệ thống pháp luật hoàn thiện

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan niệm về một hệ thống pháp luật hoàn thiện












    Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết 48). Ngày 21/3/2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Kế hoạch số 900/UBTVQH11 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết 48 (Kế hoạch 900). Đến nay, Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đã được thực hiện một bước, cũng có thể nói là đã hoàn thành giai đoạn một, từ 2005-2010. Hiện tại, UBTVQH đang chỉ đạo việc sơ kết thực hiện Kế hoạch 900 về triển khai thực hiện Nghị quyết 48 của Bộ Chính trị. Để góp phần vào việc sơ kết, đánh giá, bài viết nêu một vài ý kiến về quan niệm hệ thống pháp luật hoàn thiện, nhằm tạo cơ sở cho những đánh giá về kết quả thực hiện giai đoạn một của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.


    1. Quan niệm về hệ thống pháp luật




    Về lý thuyết, theo quan điểm pháp luật truyền thống thì hệ thống pháp luật là “tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định”1. Quan niệm này cho thấy, hệ thống pháp luật là một khái niệm chung gồm hai mặt:


    Thứ nhất, tổng thể các quy phạm pháp luật là hệ thống cấu trúc (bên trong) của pháp luật, có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau. Hệ thống cấu trúc có ba thành tố: quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất; nhiều quy phạm pháp luật có

    cùng tính chất, đặc điểm hình thành nên chế định pháp luật; tập hợp các chế định


    pháp luật có liên quan và gần gũi với nhau tạo nên ngành luật.




    Thứ hai, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, được coi là hệ thống nguồn của pháp luật, là hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật hay hình thức tồn tại của pháp luật. Quan điểm về nguồn luật của chúng ta hiện nay mới chỉ công nhận các văn bản pháp luật là nguồn luật nên hệ thống các văn bản pháp luật hay nguồn luật cũng chính là hệ thống pháp luật thực định.


    Theo quan điểm nói trên thì khái niệm hệ thống pháp luật dù được phân tích và thể hiện thế nào (có cấu trúc bên trong và hình thức bên ngoài) vẫn không thoát khỏi cái nhìn về một hệ thống pháp luật thành văn. Nói cách khác, hệ thống pháp luật ở đây gần như đồng nghĩa với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của một quốc gia.


    Tuy nhiên gần đây, nhiều nhà nghiên cứu, người làm công tác thực tiễn trong giới luật học đã có một cách nhìn khác, một quan niệm khác về khái niệm hệ thống pháp luật (theo quan điểm hiện đại ở các nước phát triển). Luận bàn về khái niệm hệ thống pháp luật theo quan điểm hệ thống pháp luật chỉ bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm cả cấu trúc bên trong là hệ thống các quy phạm pháp luật) họ cho rằng, đây là quan điểm cũ kỹ, theo trường phái pháp luật Xô viết trước đây, hiểu hệ thống pháp luật với một nghĩa hẹp, chưa bao quát được hết những yếu tố có mối quan hệ biện chứng và logic với nhau xoay quanh hạt nhân trung tâm là hệ thống các văn bản pháp luật thành văn. Theo đó, nhiều người đã thừa nhận quan điểm mới cho rằng, hệ thống pháp luật bao gồm bốn bộ phận, nói cách khác, có bốn trụ cột trong cấu trúc hệ thống pháp luật, đó là: 1) hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; 2) các thiết chế bảo đảm cho việc thực thi pháp luật; 3) tổ chức thi hành pháp luật; 4) nguồn nhân lực và việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác pháp luật và nghề luật2.

    Trong bốn trụ cột nói trên thì hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là trụ cột quan trọng nhất, là xương sống của hệ thống pháp luật (theo quan điểm hiện đại, bộ phận này được gọi là hệ thống nguồn luật, bao gồm không chỉ hệ thống các văn bản pháp luật mà có án lệ, thậm chí gồm cả các học thuyết pháp lý). Nếu thiếu các yếu tố khác, có thể chúng ta vẫn có một hệ thống pháp luật dù không hoàn chỉnh nhưng nếu thiếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thì không thể nói đến sự tồn tại của một hệ thống pháp luật3.


    Các thiết chế bảo đảm cho việc thực thi pháp luật là trụ cột thứ hai, gồm các tổ chức, các cơ quan hoặc các định chế cần thiết khác được hình thành một cách tương ứng với hệ thống văn bản pháp luật (hệ thống nguồn luật), để bảo đảm cho việc thực thi có hiệu quả hệ thống văn bản pháp luật. Nếu có một hệ thống các văn bản pháp luật đầy đủ nhưng thiếu các thiết chế cần thiết để thực thi các quy định của pháp luật, để đưa pháp luật vào cuộc sống thì hệ thống văn bản pháp luật đó cũng trở nên ít ý nghĩa và kém hiệu quả.


    Thực tiễn tổ chức thi hành pháp luật là một trụ cột nữa của hệ thống pháp luật mà người ta thường ít để ý đến, nhưng cũng rất quan trọng. Nếu có một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ nhưng không hoặc ít chú ý đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt là việc bảo đảm những nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện pháp luật không tương xứng với những quy định của pháp luật, thì cũng làm giảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.


    Và cuối cùng, nguồn nhân lực và việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác pháp luật, nghề luật là trụ cột thứ tư trong khái niệm hệ thống pháp luật. Bộ phận này tưởng như chỉ là hệ quả tất yếu của các trụ cột nói trên nhưng trên thực tế, đào tạo nguồn nhân lực và việc bảo đảm nguồn nhân lực làm công tác pháp luật lại chính là cơ sở bảo đảm cho việc hiện thực hóa tất cả các trụ cột khác trong hệ thống pháp luật, từ đội ngũ các chuyên gia xây dựng pháp luật đến đội ngũ những người

    làm công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, những người làm công tác xét xử, hoạt động tư pháp khác, luật sư, công chứng


    Nhìn lại bốn trụ cột nói trên, chúng ta thấy rằng, quan niệm về một hệ thống pháp luật hiện đại có lẽ cần được hiểu như vậy, vì đây là bốn yếu tố có mối quan hệ nội tại, biện chứng và logic với nhau, không thể tách rời nhau. Nếu thiếu đi một khâu, một mắt xích trong hệ thống thì hệ thống đó sẽ không còn là một chỉnh thể, mà yếu tố bản chất, trước hết của một hệ thống đó là tính chỉnh thể, là sự cùng tồn tại của các yếu tố có mối quan hệ nội tại, gắn bó mật thiết với nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...