Tiểu Luận Quan niệm về gia trưởng dưới góc nhìn của giới

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    A.PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài 4
    2. Mục tiêu nghiên cứu . 5
    3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu . 5
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 5
    3.2.Khách thể nghiên cứu . 5
    4. Phương pháp nghiên cứu 5
    4.1.Phương pháp thu thập và phân tích thông tin .5
    4.3.Phương pháp điều tra bằng trao đổi phỏng vấn 5
    B.PHẦN NỘI DUNG
    1. Các khái niệm liên quan . 6
    1.1. Khái niệm Gia trưởng 6
    1.2. Khái niệm Giới . 6
    2. Mối quan hệ giữa vấn đề “Gia trưởng” và vấn đề “Giới” . 6
    3.Vấn đề “Gia trưởng” ở thành phố Huế 7
    3.1.Gia trưởng một vấn đề đặc trưng tồn tại lâu đời trong nếp sống gia đình ở thành phố Huế. 7
    3.2. Nguyên nhân hình thành tính Gia trưởng “trong gia đình 8
    3.2.1. Nguyên nhân khách quan về mặt xã hội . 8.
    3.2.2. Nguyên nhân chủ quan về mặt nhận thức . 8
    3.3. Tác động của Gia trưởng đối với cuộc sống con người dưới góc nhìn của Giới . 9
    3.3.1.Tác động tích cực . 9
    3.3.2.Tác động tiêu cực 10
    3.4. Giải pháp để dần dần hạn chế và xoá bỏ tính Gia trưởng độc đoán trong gia đình hiện nay .10
    3.4.1. Giải pháp từ phía người phụ nữ trong gia đình 10
    3.4.2. Giải pháp từ phía gia đình . 10
    3.4.3. Giải pháp từ công tác thực hiện bình đẳng giới . 11

    C.KẾT LUẬN


    A.PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài:

    Khi chúng ta nghiên cứu hay tìm hiểu về những truyền thống văn hoá và nếp sống gia phong thì không thể không nhắc đến cố đô Huế,một miền đất nổi tiếng đẹp thơ mộng và cổ kính Huế cũng là kinh đô của Triều Nguyễn thời xưa vì thế mà thành phố Huế mang trong mình những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá như những hệ thống chùa chiền, lăng tẩm
    Thành quách hay những câu ca giọng hò ngọt ngào của xứ Huế mà đặt biệt là nhã nhạc cung đình Huế đã được UNSCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loai Đó là những giá trị văn hoá tuyệt vời mà cha ông đã để lại cho con cháu chúng ta.Tuy nhiên cũng do xuất phát là từ một miền đất của phong kiến nên trong truyền thống văn hoá ứng xử hay trong nhiều phong tục tập quán ở Huế còn tồn tại nhiều quan điiểm tư tưởng còn lạc hậu như:trong nam khinh nữ,mê tín dị đoan mà trong đó một trong những vấn đề nổi lên đặc trưng hàng đầu đó là “Gia trưởng”hay bệnh gia trưởng ở nam giới.Vì thế mà chúng ta không ngạc nhiên khi có rất nhiều người đến từ những tỉnh thành khác nhận xét rằng: “con trai Huế rất gia trưởng và bảo thủ”và tôi là một người con trai Huế chính gốc cũng đã từng nếm trải cái cảm giác có phần tủi nhục về những lời nhận xét đó mà khó có thể biện minh bởi đây là một thực tế bởi nó đã tồn tại từ lâu đời và đã in sâu như một chuyên gia tư vấn của An Việt Sơn đã nói: “tính gia trưởng đã ăn sâu vào máu của người đàn ông ”nếu đứng ở góc độ nhìn của Giới thì vấn đề gia trưởng chính là biểu hiện của hiện tượng bất bình đẳng giới vì trong gia đình có người đàn ông gia trưởng thì người phụ nữ và trẻ em luôn là đối tượng chiu thiệt thòi bởi do sự thống trị về mặt quyền uy và quyền quyết định tất cả mọi việc trong gia đình, điều này có thể là được chấp nhận trong chế độ phong kiến thống trị bất công tuy nhiên nó không thể được chấp nhận trong thời đại công bằng dân chủ ngày nay.Vấn đề gia trưởng tưởng chừng như là viêc riêng của từng gia đình nhưng kì thực nó như là một căn bệnh tư tưởng lan truyền từ người này sang người khác,từ gia đình này sang gia đình khác nó ăn sâu vào trong tâm tưởng con người có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mỗi gia đình đặt biệt là thân phận của người phụ nữ, làm cản trở chính sách bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước. Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này là rất là thiết thực để từ đó mà đề ra những giải pháp dể dần dần hạn chế tiến tới xoá bỏ căn bệnh gia trưởng này,thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. Đó cũng là mà tôi chọn đề tài nghiên cứu này.


    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Thông qua việc nghiên cứu,tìm hiểu về vấn đề gia trưởng dưới góc nhìn của Giới nhằm giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện hơn sâu hơn vê “tính gia trưởng”trong gia đình ở thành phố Huế nói riêng và của cả nước nói chung để từ đó có cơ sở đê ra các giải pháp hữu hiệu nhất để dần thay đổi,xoá bỏ vấn đề này trong cuộc sống của con người,tạo điều kiện nâng cao vị trí vai trò của người phụ nữ trong gia đình thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới không chỉ ở phạm vi thành phố Huế mà tiến ra những tỉnh khác vùng khác và trên phạm vi cả nước.
    3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
    3.1. Đối tượng nghiên cứu:
    - Quan niệm vấn đề gia trưởng dưới cái nhìn của Giới.
    3.2.Khách thể nghiên cứu:
    - Các gia đình đang sinh sống trên địa bàn thành phố Huế
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    4.1. Phương pháp thu thập và phân tích thông tin: Qua tài liệu, sách báo, truyền hình,mạng internet
    4.2.Phương pháp quan sát: Thông qua thực tế cuộc sống và trải nghiệm bản thân đã quan sát được những biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của những thành viên trong gia đình đặt biệt là của những người đàn ông có biểu hiện gia trưởng trong các gia đình ở Huế.
    4.3. Phương pháp điều tra bằng cách trao đổi phỏng vấn: Qua các cuộc trò chuyện, hỏi đáp với những người trong gia đình và với mọi người xung quanh đặt biệt là với những người có nhiều kinh nghiệm hiểu biết về cuộc sống mà ta thu thập được những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
    B.NỘI DUNG

    1. Các khái niệm liên quan:
    1.1. Khái niệm Gia trưởng:
    Gia trưởng theo tiếng anh là “Patriarchy”từ này bắt nguồn từ patriarchic tiếng Hy Lạp co nghĩa là quyền ở người cha. Thuật ngữ gia trưởng dùng để chỉ sự chuyên quyền của nam giới lãnh đạo trong gia đình.Tuy nhiên trong thời hiện đại từ này thường được dung để ám chỉ hệ thống xã hội mà trong đó đàn ông nắm quyền lực đồng thời bóc lột thống trị phụ nữ.
    Gia trưởng hiểu theo nghĩa đơn giản là chủ nhà,thủ trưởng gia đình là nhà quản trị dòng họ còn gia trưởng nếu được định nghĩa một cách khoa học hơn là:
    Gia trưởng là một hệ thống xã hội trong đó nam giới gữi vai trò là nhân vật quyền lực chủ yếu với tổ chức xã hội đồng thời là nơi mà người cha có quyền lực đối với người phụ nữ,trẻ em và tài sản. Từ này ngụ ý về một thể chế mà nam giới nắm quyền lực và phụ nữ phải chịu lệ thuộc.
    Còn những người theo chủ nghĩa nữ quyền thì cho rằng gia trưởng là một hệ thống xã hội bất công có tính đàn áp với phụ nữ. Trong lý thuyết về nữ quyền thì khái niệm gia trưởng bao hàm tất cả những cơ học xã hôi giúp tái sản sinh và tạo ra sự thống trị ở nam giới.
    1.2. Khái niệm về Giới:
    Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ bộ môn nhân loại học nói đến vai trò trách nhiệm, quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia nguồn va lợi ích khác. Chúng ta sẽ học được những đặc tính về giới từ gia đình, xã hội và nền văn hoá của chúng ta.
    2. Mối quan hệ giữa vấn đề”Gia trưởng” và vấn đề “Giới”
    Hai vấn đề này tuy ý nghĩa mỗi bên khác nhau nhưng lại có mối liên quan lẫn nhau đặt biệt “Giới” là một phạm trù có nội hàm rộng vì trong “giới”có vấn đề “gia trưởng” trong đó,vì “gia trưởng là ám chỉ đến vai trò mang tính quyền lực của người đàn ông, còn “giới”nó quy định vai trò của mỗi con người trong xã hội nhưng nó rông lớn hơn vì thế nếu thực hiện tốt công tác về “giới” thì sẽ hạn chế được “tính gia trưởng”vì gia trưởng chính là một biểu hiện của việc bất bình đẳng giới trong gia đình.Chính vì thế sẽ rất là hợp lí nếu như chúng ta nghiên cứu vấn đề “gia trưởng” đứng trên góc nhìn của “giới”để từ đó sẽ giúp chúng ta có cách nhìn nhận cả hai vấn đề một cách toàn diện hơn, thấu đáo hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...