Chuyên Đề Quan niệm về công vụ, công vụ việt nam và công vụ một số quốc gia trên thế giới (80 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Khái niệm công vụ:
    Công vụ là một khái niệm rộng về phạm vi và quan trọng về ý nghĩa cũng như phương thức hoạt động trong nền hành chính thuộc bộ máy nhà nước, đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới từ lâu nay. Các học giả xem xét công vụ từ nhiều khía cạnh khác nhau, dẫn đến những ý tưởng nhiều khi không đồng nhất về các yếu tố bao hàm trong khái niệm này, cũng như việc đổi mới, cải cỏch, cải tiến và hiện đại hoá công vụ. Hiện nay, các quan niệm về công vụ vẫn còn nhiều luận điểm đang được tranh luận sôi nổi cả ở Việt Nam và trên thế giới. Dưới đây sẽ khái lược qua một vài quan niệm của một số học giả về nội hàm khỏi niệm này, và qua đó có thể phản ánh một số nét nào đó đối với nền công vụ Việt nam.

    Khi xem xét về công vụ trong nền hành chính nhà nước với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu các ngành khoa học xã hội, điểm đầu tiên là có thể khái lược qua những định nghĩa hay quan niệm nổi bật về khái niệm còn đang chưa được chấp nhận chung này. Công việc này có một ý nghĩa lớn để xác định phương thức tiếp cận thích hợp khi nghiên cứu các nội dung và phạm vi công vụ, cũng như tạo lập nên một khuôn khổ cho việc nghiên cứu về cải cách công vụ và các dịch vụ công của nhà nước trong một nhà nước pháp quyền.

    Từ điển Hành chính công do hai học giả thuộc trường đại học tổng hợp Stellenbosch của Nam Phi đưa ra một định nghĩa công vụ: "bao gồm các cơ quan khác nhau của chính phủ, như các bộ, ngành của nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp, các tập đoàn và doanh nghiệp của chính phủ là các cơ quan chịu trách nhiệm về việc tạo điều kiện và thực thi pháp luật, chính sách công và các quyết định của chính phủ. Đôi khi được dùng cụ thể đối với các viên chức dân sự của chính phủ là những người có được công ăn việc làm thông qua các tiêu chí phi chính trị và các kỳ sát hạch của hệ thống công tích"[SUP]1[/SUP] .

    Có thể thấy rằng định nghĩa này chú trọng vào công vụ từ phương diện bộ máy các cơ quan, tổ chức của ngành hành pháp, trong đó kể cả các doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác, nó cũng nêu cụ thể tới số nhân viên dân sự, làm việc tách rời khỏi chính trị theo quan niệm phân tách giữa hành chính với chính trị hiện hãy còn đang được tranh luận rộng rói, và đề cập tới một số tiêu chuẩn và thể thức nhất định vận dụng trong quá trình công vụ. Tuy vậy, định nghĩa này dễ gây ra lẫn lộn giữa công vụ như một khái niệm để nghiên cứu và thực thi với thiết chế tổ chức của nền hành chính trong tổng thể bộ máy nhà nước. Hơn nữa, ở đây chưa nói tới công vụ như một chức năng mà bộ máy đó phải thực thi để bảo đảm hai vai trò quan trọng nhất của nó là điều hành xã hội và phục vụ nhân dân.

    Hai học giả khác thuộc trường Đại học tổng hợp Michigan của Mỹ lại đưa ra một định nghĩa khác về công vụ là: "Một khái niệm chung miêu tả về các nhân viên do chính phủ tuyển dụng, những người cấu thành nên công việc theo chức nghiệp. Các công chức được tuyển dụng trên cơ sở công tích, được đánh giá định kỳ theo việc thực thi công tác của mình, được nâng bậc căn cứ theo tính điểm hiệu quả và được bảo đảm về công việc. Tại chính phủ quốc gia, công vụ bao gồm các viên chức dân sự cấu thành nên "nền công vụ được xếp hạng". Các quan chức qua bầu cử, các nhân viên hoạch định chính sách do các quan chức được bầu cử ra bổ nhiệm, nhân viên của các cơ quan nhất định được điều chỉnh bởi các quan hệ khác không phải là công chức. Cho dù, định nghĩa này cũng hàm ý rằng nền công vụ tạo thành trọng tâm của chính phủ liên bang của Mỹ, của chính phủ các bang thành viên, và của nhiều chính quyền thành phố lớn và trung bình ở đó. Các công chức không được phép tham gia biểu tình hay bãi công, mặc dù họ thường tổ chức thành các nghiệp đoàn để tham gia vào các cuộc thương thảo bàn về lương bổng hay điều kiện làm việc. Trong thập kỷ 1980, "gần 20 triệu nhân viên được tuyển dụng vào làm cho các chính phủ liên bang và các bang, và chính quyền địa phương, phần lớn số đó thuộc các hệ thống công vụ theo công tích"[SUP]1[/SUP] .

    Với quan niệm như vậy, định nghĩa này rất giống với ý kiến của một chuyên gia khác của Mỹ về công vụ là tiến sỹ Jeanne-Marie Col[SUP]2[/SUP] hiện đang làm việc tại Ban Thư ký Liên Hợp quốc. Theo ý kiến của bà thì khi nói tới công vụ có nghĩa là nới tới các công chức, những người làm việc theo chức nghiệp và do luật hay pháp lệnh công chức điều chỉnh.

    Từ cách nhìn nhận như vậy, bà cho rằng cải cách công vụ chính là hiện đại hoá đội ngũ công chức, với các chiến lược và kỹ thuật cần thiết để cho đội ngũ công chức thực thi có hiệu lực và hiệu quả hơn các chức năng và nhiệm vụ của họ, kể cả việc trả lương tương thích hay các hình thức động viên thúc đẩy công chức làm việc có hiệu suất hơn.
    Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quan thì các ý kiến này mới chỉ xem xét tới những tác nhân thực thi công vụ, chứ chưa tập trung vào công vụ với tư cách là một trong những chức năng chính yếu của nền hành chính nhà nước và của bản thân bộ máy nhà nước trong mối quan hệ với các tổ chức và công dân trong xã hội dân sự. Mặc dù xem xét công vụ từ giác độ con người này là rất cần thiết, song có thể thấy rằng trọng tâm sẽ chỉ dừng lại nhiều ở khía cạnh qui trình và kỹ thuật quản lý nguồn nhân lực nói chung, cụ thể là nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước, trong khi đó không xem xét tới chức năng phục vụ quyền lực chính trị của hành chính và công vụ trong mối quan hệ điều hành đất nước và phục vụ công dân. Quan niệm của các học giả trên đây thể hiện rõ nét lập trường của các nước phương Tây tách công vụ và các công chức ra khỏi chính trị, với hệ thống “công vụ trung lập, phi chính trị”.

    Khác với quan niệm này, ở nước ta, công vụ được xem là một loại hoạt động đặc thù để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, để thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống; và để quản lý, sử dụng có hiệu quả công sản và ngân sách nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam giao cho. Hoạt động công vụ, do đó, được định nghĩa theo một cách hiểu dễ được chấp nhận là "Chức năng tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước nhằm ổn định, phát triển xã hội và đời sống công dân thông qua các công sở, đơn vị phục vụ và toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà nước. Theo nghĩa rộng, là toàn thể các công chức làm việc thường xuyên trong bộ máy Nhà nước ở Trung ương và các cơ quan chính quyền địa phương. Theo nghĩa hẹp, là toàn bộ các qui chế công chức"[SUP]1[/SUP] .

    [HR][/HR]1 William Fox và Ivan H. Meyer, Từ điển Hành chính công, Nxb Juta & Co Ltd, Nam Phi, 1996, tr. 20 (Bản tiếng Anh).

    1 William Fox và Ivan Meyer, Sđd, tr. 253.

    2 Tiến sỹ Jeanne-Marie Col đã nhiều năm làm việc tại Chương trình của Liên hiệp quốc hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam về cải cách hành chính qua Dự án VIE/92/002 (TG).

    1 GS. Đoàn Trọng Truyến (CB), Từ điển Pháp - Việt: Pháp luật - Hành chính, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1992, tr. 135.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...