Tài liệu Quan niệm về công vụ, công chức trong pháp luật hành chính Việt Nam?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan niệm về công vụ, công chức trong pháp luật hành chính Việt Nam.
    Trả lời:
    Pháp luật về công vụ, cán bộ, công chức ở nước ta được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, trước hết Hiến pháp, các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật có tính chuyên ngành trong đó có các quy định liên quan đến cán bô, công chức, viên chức, Pháp lệnh cán bộ, công chức (Luật Cán bộ, công chức sẽ hiệu lực 2010), các Nghị định của Chính phủ và văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn các chức danh công chức do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
    Khái niệm công vụ nhà nư­ớc trong pháp luật hành chính hiện hành chư­a có định nghĩa chính thức và nội hàm ch­ưa xác định, như­ng trên cơ sở Điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (đã đư­ợc sửa đổi, bổ sung năm 2003) và Điều 1 Nghị định 117/ NĐ/CP của Chính phủ ngày 10 tháng 10 năm 2003 Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nư­ớc có thể nhận thấy công vụ nhà nư­ớc ở n­ước ta trong văn bản pháp luật hành chính hiểu công vụ nhà n­ước gồm những hoạt động do cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà n­ước, và trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực l­ượng vũ trang (bao gồm cả quân đội và công an) thực hiện.
    Điều 2, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đưa ra khái niệm về “hoạt động công vụ của cán bộ, công chức”: Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan.
    Do đặc thù của chế độ chính trị và các điều kiện khách quan, quan niệm về cán bộ, công chức nói chung và công chức nói riêng rất rộng. Công chức theo pháp luật Việt Nam không chỉ đề cập đến những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước mà còn bao gồm những người làm việc trong tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, những người là lãnh đạo trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Với quan niệm như vậy, công vụ theo pháp luật Việt Nam có nghĩa rộng hơn thuật ngữ “công vụ nhà nước”. Đây là điểm đặc thù của công vụ tại Việt Nam.
    Từ góc độ khoa học luật hành chính mà xem xét và trong điều kiện Việt Nam công vụ nhà n­ước có những đặc điểm cơ bản sau:
    1. Công vụ tr­ước hết là hoạt động có tính phục vụ.
    Toàn bộ hoạt động của bộ máy HCNN và bộ phận hành chính trong các cơ quan khác của nhà n­ước (do các công chức nhà n­ước đảm nhiệm) có tính chất phục vụ.
    Vì hoạt động hành chính thực chất là nhằm đ­ưa các chính sách, pháp luật vào đời sống xã hội. Đồng thời, hoạt động hành chính còn mang tính chất phục vụ dân chúng đáp ứng các quyền chủ thể c­ủa cá nhân, tổ chức, cung cấp các dịch vụ hành chính cho các cá nhân, tổ chức.
    Đây còn là căn cứ để phân biệt hoạt động công vụ của công chức với các hoạt động t­ư pháp - công vụ theo nghĩa rộng.
    2. Hoạt động công vụ của công chức có tính chuyên nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...