Tiểu Luận Quan niệm về con người trong vở kịch dưới đáy của a.m.gorky

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG VỞ KỊCH DƯỚI ĐÁY CỦA A.M.GORKY
    Lời mở đầu


    Con người! Hai tiếng thiêng liêng ấy không biết đã bao lần được vang lên, được khẳng định như một chân lý không bao giờ mất đi. Con người, quyền làm người, quyền tự do của con người luôn là vấn đề nhức nhối của mọi thời đại, mọi quốc gia, vượt mọi không gian và thời gian. Cùng với sự phát triển của xã hội vì thế mà vai trò của con người ngày càng được khẳng định. Trong tương quan với hiện thực cuộc sống con người trở thành một thực thể tồn tại tất yếu, còn trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội con người vừa là chủ thể tác động lại vừa chịu sự chi phối.


    Trong văn học, vấn đề con người cũng được đặt ra bởi văn học vừa là bức tranh thu nhỏ của hiện thực cuộc sống, vừa là nơi để tác giả bộc lộ quan điểm của bản thân đối với cuộc sống nói chung và con người nói riêng. Vấn đề đặt ra là mỗi tác giả lại có cách riêng để thể hiện quan điểm của mình. Với Gorki, nhà văn không chỉ kế thừa mà còn phát triển để đưa ra cái nhìn toàn vẹn về con người. Dù là tác phẩm hiện thực hay lãng mạn thì hình ảnh con người hiện lên vẫn hết sức chân thành mà không kém phần sinh động. Với những tác phẩm như Bọn tiểu thị dân, Dưới Đáy, Thù địch


    Gorki đã cung cấp cho ta cái nhìn rõ hơn về con người, cuộc sống xã hội Nga đương đại. Trong đó Dưới Đáy được xem là vở kịch thể hiện rõ nét quan niệm của Gorki xung quanh vấn đề con người. Nhưng cái nhìn của Gorky có là cái nhìn thương hại, phiến diện, con người có thỏa hiệp với cuộc sống không hay đó là cái nhìn toàn diện, sâu sắc. Bằng việc nghiên cứu tác phẩm Dưới Đáy chúng ta sẽ thấy được những nét cách tân mới mẻ trong sáng tác của Gorky, trong quan niệm của Gorky và phần nào hiểu hơn về nhà văn, và cũng là người chiến sĩ cách mạng, người con ưu tú của nhân dân Nga.


    Dưới Đáy là vở kịch được Gorky sáng tác vào năm 1902 ngay sau vở kịch Bọn tiểu thị dân. Nó cũng như nhiều tác phẩm hiện thực khác đã khái quát được cuộc sống của những “Con người chân đất” với những chi tiết cụ thể và sắc nét. Ngay bản thân cái nhan đề Dưới Đáy cũng phần nào gợi lên cho mỗi người những cảm nhận khác nhau. Dưới Đáy hay tận cùng của xã hội - nơi mà những con người cùng khổ đang sống và đang phải chịu đựng. Không gian Dưới Đáy là không gian của một quán trọ nghèo - nơi mà đủ mọi loại người chân đất khác nhau, cùng phải trải qua những cay đắng của cuộc đời và cuối cùng bị rớt xuống cái đáy cùng của xã hội này.
    Mỗi nhân vật là mỗi cảnh đời, mỗi số phận khác nhau. Nếu như Naxchia hiện lên là một cô gái điếm lúc nào cũng cau có, mơ mộng về mối tình viển vông thì Pêpen lại xuất hiện với tư cách là một tên trộm cắp, klies là một người thợ thất nghiệp, có vợ và lúc nào cũng đánh đập chửi bới cô vợ tàn nhẫn. Tất cả họ đều có một “nghề” riêng nhưng nó chẳng thể nào nuôi sống được họ.


    Tuy vậy họ vẫn còn được biết đến với những cái tên cụ thể. Còn có những kẻ mà ngay cả cái tên cũng biến mất và người ta chỉ còn biết gọi họ theo nghề nghiệp, địa danh hay đặc điểm cơ thể. Đó là anh chàng diễn viên nát rượu là người TacTa, là Bừu Cong. Bên cạnh đó lại có những kẻ trước đây thuộc tầng lớp trên mà giờ đây cũng chỉ được xếp ngang hàng với phận tôi tớ, trộm cắp đầu đường xó chợ như xatin - vốn là nhân viên điện báo có học thức hay công tử vốn là một tên quý tộc bị phá sản. Đối với họ thì nhân phẩm danh dự tình yêu và niềm tin đều bị chà đạp.


    Anna thì đau khổ về thể xác lẫn tâm hồn bị bị klies đánh đập, diễn viên thì chán nản, bê tha trong rượu chè Pêpen thì như một kẻ mất phương hướng Tất cả đều được Gorky dựng lên cụ thể. Dựng lên số phận của những con người đó Gorky muốn đặt ra câu hỏi tại sao họ lâm vào số phận như vậy và do đâu mà cái đáy của xã hội cứ mở rộng ra mãi, cứ đen ngòm khiến con người như lạc lõng, bỏ rơi không lối thoát. Họ chỉ là đại diện cho vô vàn những cá nhân khác, cho cả một nhóm người, một tầng lớp bị chính cái chế độ chuyên chế tàn bạo chèn ép. Trong hiện thực rối ren ấy con người như một thực thể tồn tại mà chịu sự chi phối của xã hội. Bởi vậy lẽ dĩ nhiên họ không thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của đau thương - khổ ải - tuyệt vọng.


    Như vậy Gorky đã có cái nhìn đầy hiện thực về con người. Nhưng nếu con người trong quan niệm của Gorky chỉ dừng lại ở đó thì đâu còn gì đáng phải nói, phải bàn cãi. Những con người ấy mặc dù đã bị vứt xuống đấy cùng của xã hội nhưng Gorky vẫn để họ phát biểu, tranh luận về số phận về chân lí của cuộc đời. Giữa họ diễn ra sự xung đột, làm nổi bật lên cá tính, quan điểm, bản chất của mỗi người. Thông qua từng nhân vật cùng những mối quan hệ của họ Gorky dần bộc lộ rõ hơn quan niệm của mình, đặc biệt là trong vấn đề con người.
    Trước hết, Gorky muốn khẳng định con người không thể sống bằng sự an ủi và lòng thương hại mà con người phải dũng cảm đối mặt với sự thật chứ không phải là sự dối trá.


    Trong khi mọi người đang tuyệt vọng và cố tìm cho mình một con đường thoát thì Luka xuất hiện. Luka hiện lên như một vị thánh sống, một ông già tốt bụng, một kẻ sáng thế đem đến cho con người sự an ủi vô bờ bến, lòng thương cảm tới xúc động. Qua con mắt của Luka con người hiện lên thật đáng thương bởi thông qua nhân vật này mọi đau khổ, tủi nhục của con người cứ thế ào ra. Qua lời tâm sự của Anna với Luka, ta thấy hiện lên thân phận của con người an phận, nhu nhược. Cuộc sống của Anna là cuộc sống của đòn roi, chửi bới. Tủi nhục, đau khổ về cả thể xác lấn tinh thần nên khi gặp được Luka, Anna như “người chết đuối vớ được cọc”. Bằng sự an nủi, Luka đã chiếm được lòng tin của Anna. Nhưng cái mà Luka đem lại cho cô vẫn chỉ là sự cam chịu, nhẫn nhục mà thôi. “ Ráng chịu ít lâu nữa! cháu yêu ạ, mọi người đều phải chịu đựng cả ”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...