Tài liệu Quan niệm về cái đẹp trong lịch sử triết học

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. MỞ ĐẦU:
    Thuật ngữ Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thể kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp. Cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn và phục vụ nhu cầu sống của con người.
    Khác với mọi khoa học cụ thể, Triết học nghiên cứu thế giới bằng phương pháp của riêng mình. Nó nghiên cứu, xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa ra một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Triết học là sự diễn tả thế giới quan bằng lý luận. Vì vậy điểm chung nhất trong các học thuyết Triết học từ xưa đến nay là nghiên cứu những vấn đề chung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ của con người nói chung, của tư duy con người nói riêng với thế giới chung quanh. Trong đó không thể không nói đến được phạm trù cái Đẹp, một vấn đề luôn hiện hữu trong tự nhiên và trong xã hội mà con người ở bất cứ thời đại nào cũng luôn quan tâm.
    Từ xưa tới nay, bản chất của cái Đẹp luôn là vấn đề bí ẩn, thôi thúc bao người tìm hiểu về nó. Cái đẹp luôn hiện hữu trong tự nhiên và xã hội, con người có khả năng cảm nhận được nó, phân biệt nó với những gì không được gọi là đẹp. Con người có nhu cầu hưởng thụ cái đẹp và còn có năng lực sáng tạo ra cái đẹp. Hàng nghìn năm nay, con người tìm cách giải thích cái đẹp là gì nhưng càng cố giải thích bao nhiêu thì lại càng không thoả mãn bấy nhiêu. Sự không thoả mãn đó phản ánh quá trình vận động của tư duy nhằm khám phá ra chân lý.
    Vậy thì các nhà triết học đã nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Việc giảng dạy ở trường phổ thông trung học thực chất là việc giúp học sinh khám phá cái Đẹp trong từng tác phẩm, đồng thời rèn luyện phẩm chất, lối sống Đẹp cho học sinh. Đó cũng là lý do vì sao tôi chọn vấn đề QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC làm đề tài tiểu luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...