Chuyên Đề Quan niệm thông suốt, quán suyến nhân sinh quan của Trang Tử

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Quan niệm thông suốt, quán suyến nhân sinh quan của Trang Tử
    MỞ ĐẦU


    Trang Tử sống vào thời Chiến Quốc. Ông sinh vào khoảng năm 360 TCN, 40 năm sau khi thời đại loạn bắt đầu, và 60 năm sau khi ông mất nó cũng chấm dứt theo. Vậy ông được chứng kiến hầu hết những biến chuyển của thời đó. Trang tử tên Chu, người đất Mông, là người học rộng; có viết một bộ sách gồm trên mười vạn chữ, chủ yếu là ngụ ngôn, chỉ trích Khổng Mặc, làm sáng tỏ Lão Tử. Văn cảu ông hay, lời lẽ có thứ tự, khéo tả tình; tuy hạng túc học đương thời cũng khó tự gỡ cho mình khi bị ông bài bác.


    Theo Tư Mã Thiên, ông có làm một chức quan lại nhỏ ở quê nhà. Sau ông ở ẩn, không chịu ra làm quan, chắc chắn có dạy học vì có một số bài chép những lời ông nói với môn sinh. Ông ít đi, cũng như Lão Tử và trái hẳn với Mạnh Tử, Mặc Tử.


    Ông giao du cũng ít, cơ hồ chỉ thân với một người là Huệ Thi, một triết gia lớn hơn ông khoảng 10 tuổi. Trang Tử sống nghèo, theo sử ký Tư Mã Thiên thì một vài lần ông được mời ra làm quan nhưng ông không chấp nhận.


    Trang Tử có một địa vị rất lớn trong lịch sử triết học Trung Quốc, ngang hàng với Mạnh Tử và hơn cả Tuân Tử và Mặc Tử. Nhờ ông mà phần lớn tư tưởng của Lão Tử mới được phổ biến mạnh mẽ. Theo Nguyễn Hiến Lê, người dịch Đạo Đức Kinh thì tên Trang Tử gắn liền với Lão Tử và cả hai đều có công làm cho dân tộc Trung Hoa bớt thực tế hơn, khoan dung khoáng đạt hơn, yêu tự do và bình đẳng hơn. Không một triết gia nào, kể cả Lão Tử đề cao tự do và bình đẳng một cách sâu sắc và nghệ thuật như Trang Tử.


    Ngay từ khi bắt đầu suy nghĩ về đề tài tiểu luận tôi đã nghĩ ngay đến đề tài liên quan đến Trang Tử. Bởi Trang Tử có vẻ giống một nghệ sỹ hơn là một nhà triết học. Đặc biệt ba chương Tiêu dao du, Tề vật luận, Dưỡng sinh chú là những phần cống hiến quan trọng của Trang Tử cả trong triết học sử lẫn văn học sử Trung Quốc (cả ba chương này đều nằm trong tác phẩm Nam Hoa Kinh). Đi sâu vào nghiên cứu Trang Tử, tôi muốn tìm hiểu kỹ về quan niệm “Vô Vi” của ông bởi đây là quan niệm thông suốt, quán suyến nhân sinh quan của Trang Tử.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...