Tài liệu Quan niệm &quot ĐỊnh chế xã hội&quot - Vấn đề lý luận cần thiết trong xây dựng nhà nước pháp quyền x

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quan niệm ĐỊnh chế xã hội - Vấn đề lý luận cần thiết trong xây dựng nhà


    nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa




    Trong đời sống xã hội hiện đại, xã hội với tư cách là tổng hoà những quan hệ người thực chất là xã hội công dân – một khái niệm pháp lý luôn gắn liền với khái niệm nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, xã hội công dân – đối tượng điều tiết pháp lý trực tiếp của nhà nước pháp quyền tư sản – không thể bao hàm toàn bộ đời sống xã hội dân sự. Nói cách khác, khái niệm “xã hội dân sự” luôn rộng hơn khái niệm “xã hội công dân”. Theo quan niệm đương đại, khái niệm xã hội công dân chủ yếu biểu thị cộng đồng xã hội, bao gồm tất cả các công dân (từ 18 hoặc 21 tuổi trở lên) tồn tại với tư cách pháp nhân trong một quốc gia dân tộc nhất định; các pháp nhân khác như tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng, tổ chức tôn giáo bao giờ cũng là những thể tập hợp pháp nhân của công dân. Còn khái niệm xã hội dân sự không những dùng để chỉ cộng đồng xã hội công dân với tư cách pháp nhân, mà còn
    dùng để chỉ tất cả mọi người và mọi tổ chức xã hội tồn tại và hoạt động trong cộng đồng, kể cả những người vị thành niên, những người nước ngoài


    Ở một khía cạnh khác, nếu khái niệm xã hội công dân biểu thị mặt đối lập biện chứng của khái niệm nhà nước pháp quyền, thì khái niệm xã hội dân sự biểu thị mặt đối lập biện chứng của khái niệm xã hội chính trị – một khái niệm rộng hơn rất nhiều so với khái niệm nhà nước pháp quyền. Sự thay thế của xã hội công dân cho xã hội thần dân chính là bước chuyển cách mạng, biểu thị về phương diện tổ
    chức xã hội của sự thay thế chế độ phong kiến bằng chế độ tư bản chủ nghĩa; và đi liền với nó không thể không nói đến sự thay thế của nhà nước pháp quyền tư sản cho nhà nước thần quyền phong kiến. Song, xét rộng hơn, sự thay thế ấy chỉ là
    biểu hiện pháp lý của sự thay thế hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa cho hình thái kinh tế – xã hội phong kiến, cả về phương diện xã hội chính trị và phương diện xã hội dân sự. Thành thử, quan hệ giữa các nhà nước với đời sống xã

    hội hiện nay mang hình thái phổ biến là quan hệ giữa nhà nước pháp quyền với đời sống xã hội dân sự thông qua các định chế xã hội.


    Về thực chất, định chế xã hội là tổng hoà giữa hệ thống tổ chức thiết chế xã hội với hệ thống các chế định điều tiết cá nhân và cộng đồng theo những dạng thức quan hệ tương ứng. Xã hội càng phát triển thì quan hệ giữa các cá nhân càng được xã hội hoá, tức là con người quan hệ với nhau không chỉ với tư cách cá nhân, mà còn luôn nhân danh một định chế xã hội nào đó mà mình tham dự. Khi xã hội có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước, hệ thống các định chế xã hội luôn
    mang đậm tính giai cấp, đồng thời được phân định thành các định chế xã hội chính trị và các định chế xã hội dân sự. Sự ra đời, tồn tại, phát triển và vận hành của hệ thống các định chế xã hội chính trị luôn gắn liền với giai cấp và nhà nước, trong
    khi đó định chế xã hội dân sự luôn tiêu biểu cho lịch sử phát triển trường tồn của đời sống xã hội loài người.


    Định chế xã hội chính trị là tổng hoà các phương thức quan hệ và các thiết chế xã hội – chính trị tương ứng, như các chính đảng, các tổ chức nhà nước và bộ máy nhà nước, các đoàn thể chính trị của quần chúng nhân dân Trong các hình thái kinh tế – xã hội còn có giai cấp và đấu tranh giai cấp, sự xuất hiện những quan hệ xã hội – chính trị và hệ thống các định chế xã hội chính trị là điều không thể tránh khỏi. Bởi vì, đó chính là hệ thống các cơ chế xã hội cho phép các thành viên của xã hội tập hợp thành những tập đoàn xã hội và các giai cấp khác nhau tiến hành hoạt động chính trị, nhằm điều tiết các quan hệ đặc thù ấy và duy trì, phát triển,
    hoàn thiện một cấu trúc và tổ chức xã hội nhất định vì lợi ích của giai cấp thống trị


    cũng như lợi ích của toàn xã hội.




    Các yếu tố tạo thành hệ thống chính trị – xã hội ở Việt Nam bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến

    binh Việt Nam Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội; Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về mọi hoạt động xã hội.


    Khác với các định chế xã hội chính trị, hệ thống các định chế xã hội dân sự chủ yếu gắn liền với đời sống hàng ngày của nhân dân, mặc dù không thể hoàn toàn tách rời các quan hệ xã hội – chính trị. Hệ thống này bao gồm các phương thức quan hệ và các thiết chế xã hội phi nhà nước tương ứng, mà phổ biến nhất là các định chế sau:


    Định chế xã hội cộng đồng cư dân là hình thức tập hợp dân cư theo lãnh thổ cư trú, theo dòng họ và gia đình, như thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố; chi tộc, đại gia tộc Với hệ thống chế định xã hội chủ yếu mang tính truyền thống văn hoá – đạo đức, tính hôn nhân và huyết thống, định chế xã hội cộng đồng cư dân là mắt khâu quan trọng nhằm phát huy tính tự quản của quần chúng nhân dân, của các “tiểu cộng đồng” trong xã hội. Tuy chịu tác động của chế độ kinh tế, chính trị, xã hội, song tính “tự nhiên” trong sự phát triển của nó vẫn giữ vai trò chủ đạo.


    Định chế xã hội phi chính phủ bao gồm tất cả các tổ chức không thuộc bộ máy hành chính nhà nước và không nhằm mục đích lợi nhuận, không theo đuổi mục tiêu chính trị, được lập ra một cách tự nguyện, hợp pháp và có tư cách pháp nhân theo luật định. Tổ chức phi chính phủ có thể được các cá nhân hay tổ chức xã hội, thậm chí cả nhà nước, đứng ra thành lập, huy động đóng góp tài chính từ nhiều
    nguồn khác nhau để thực hiện các hoạt động không phân biệt chính kiến và địa dư.


    Có ba dạng chủ yếu của định chế xã hội phi chính phủ: tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia; tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế; và tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ.


    Định chế xã hội tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm những tổ chức và thành viên được


    hình thành và hoạt động theo những chế định xã hội đặc biệt, phản ánh bản chất,

    chức năng xã hội của tôn giáo, tín ngưỡng. Dưới chủ nghĩa xã hội, không thể không thừa nhận rằng tôn giáo, tín ngưỡng vẫn còn có cơ sở để tồn tại và vẫn tồn tại trên thực tế, nhưng định chế xã hội tôn giáo, tín ngưỡng đã mang đặc điểm khác và vai trò của nó trong đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng đã không còn vô giới hạn như trước. Đặc biệt, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội –
    thời kỳ cải biến căn bản xã hội cũ để xây dựng xã hội mới “từ gốc đến ngọn”, định chế xã hội tôn giáo, tín ngưỡng không thể không chịu ảnh hưởng của “cuộc cách mạng trong quan hệ của chính trị đối với tôn giáo”. Chính vì vậy, khi xét đến tính đa dạng trong sự phát triển của ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cần khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của định chế xã hội này đối với đời sống xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục thế giới quan vô thần khoa học.


    Định chế xã hội kinh tế bao gồm toàn bộ các tổ chức kinh tế được hình thành trong


    đời sống xã hội cùng với hệ thống các chế định xã hội tương ứng. Sự phát triển


    của hệ thống các chế định xã hội này trong tiến trình lịch sử luôn phản ánh thể chế


    kinh tế – xã hội và trình độ phát triển của bản thân nền kinh tế. Đó là quá trình


    phát triển lịch sử từ chế định công hữu giản đơn thời công xã nguyên thuỷ đến các chế định bất bình đẳng dựa trên chế độ tư hữu, rồi cuối cùng dẫn đến sự ra đời tất yếu của chế định công bằng và bình đẳng trên cơ sở chế độ công hữu tự giác trong hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tương ứng với lịch sử phát triển của các chế định ấy, các tổ chức kinh tế cũng ngày càng phát triển, hoàn thiện – từ
    hiệp tác giản đơn đến một hệ thống tổ chức kinh tế mang tính toàn cầu hoá cực kỳ


    phức tạp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...